Những bí mật về xác ướp "già" hơn Pharaoh cả nghìn năm
Các nhà khoa học mới đây đã công bố những thông tin quan trọng về một xác ướp có niên đại hơn cả nghìn năm so với những xác ướp của các Pharaoh nổi tiếng.
Xác ướp của người đàn ông trưởng thành trong tư thế của một bào thai có niên đại 6.000 năm. Xác ướp được bảo quản hoàn hảo bởi các điều kiện tự nhiên của nơi chôn cất ở sa mạc.
Xác ướp được quấn bằng vải với các đồ tùy táng theo kèm.
Các xét nghiệm đầu tiên cho thấy đây có thể là xác ướp sớm nhất của Ai Cập được phát hiện. Những hợp chất, công thức sử dụng để ướp xác cũng được tìm thấy trong các xác ướp sau đó 2.500, thời kì đỉnh cao của nghệ thuật ướp xác ở Ai Cập.
Hơn một thế kỉ trước, người ta phát hiện xác ướp ở Ai Cập. Thế nhưng, vị trí phát hiện chưa được công bố chính xác mặc dù có nhiều nguồn tin cho biết nó ở thành phố cổ Gebelein bên bờ sông Nile.
Xác ướp người đàn ông này trong khoảng độ tuổi từ 20-30 tuổi khi qua đời. Nó được Bảo tàng Ai Cập mua lại từ Turin, Ý và có niên đại từ 3.700 đến 3.500 năm trước công nguyên.
Xác ướp này được bao bọc bởi vải lanh và những đồ tùy táng đi cùng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu những thứ này để tìm ra công thức bao gồm đường hoặc kẹo cao su, một loại nhựa của hạt cây có tác dụng kháng khuẩn dùng để ướp xác.
Các nhà khoa học cho biết xác ướp này quá cổ, có từ trước khi chữ viết ra đời vì thế công thức ướp xác có thể được truyền lại qua những lời kể.
Những người Ai Cập cổ tin rằng việc ướp xác giúp họ có được một cuộc sống tốt hơn ở thế giới bên kia và nhờ đó đã hình thành về nghệ thuật ướp xác.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
