Những chiến thuật săn mồi kỳ dị nhưng đặc biệt hiệu quả trong thế giới tự nhiên

Đã là động vật ăn thịt thì đương nhiên phải có chiến thuật săn mồi. Tuy nhiên, trong đó sẽ có kẻ "vượt trội" hơn.

Các kỹ năng săn bắt cũng bao gồm nhiều kiểu dạng, từ hóm hỉnh tới nỗi khiến bạn phải bật cười đến tàn bạo rợn tóc gáy, thậm chí là cả nham hiểm khôn lường nữa.

1. Nhà chồn: nhảy múa như điên để thôi miên thỏ

Những chiến thuật săn mồi kỳ dị nhưng đặc biệt hiệu quả trong thế giới tự nhiên
Chồn thường lăn lộn, nhảy múa như điên trước mắt con thỏ mà chúng định săn.

Chồn (Mustela) không phải là động vật lớn. Chúng chỉ dài trong khoảng 15-35cm, và nặng tối đa là 1,5kg. Nhưng khổ nỗi, món yêu thích của chúng lại là thỏ, con vật chí ít cũng to nặng gấp đôi mình.

Thỏ cũng là loài đặc biệt nhạy cảm với nguy hiểm và cực kỳ nhanh nhẹn. Vì thế, không dễ để biến chúng thành bữa ăn. Nếu cứ cắm đầu mà xông vào đuổi bắt, khả năng thành công của nhà chồn là hết sức nhỏ bé.

Có lẽ là vì cũng hiểu rõ được điều ấy, nên họ nhà chồn mới này sinh ra một tuyệt chiêu đặc biệt. Đó là lăn lộn, nhảy múa như điên trước mắt con thỏ mà chúng định săn. Kỳ quặc là vũ điệu cuồng loạn của chúng lại hoàn toàn mê hoặc được thỏ, khiến con mồi theo dõi say sưa đến mức... mất cả thần hồn, không hề hay biết giờ chết đã điểm.

2. Cá heo hợp tác quẫy bùn, buộc cá nhỏ phải nhảy lên mặt nước và tự rơi vào miệng chúng

Cá heo mũi chai (Tursiops) nổi tiếng là có khả năng phối hợp với nhau cực kỳ ăn ý trong các cuộc săn. Trong đó, nổi bật nhất là chúng dùng cái đuôi khỏe mạnh của mình quậy tung bùn trong vùng nước cạn thành vòng tròn đục ngầu.

Bức tường bùn ấy cũng đủ đặc để khiến cho đám cá nhỏ bị vây bên trong không thể bơi xuyên qua. Vì thế, chúng buộc phải nhảy lên trên mặt nước, và rồi rơi xuống trúng ngay những cái miệng há hốc đang hóng sẵn.

Vốn dĩ, cá heo mũi chai đã là loài có EQ (Encephalization Quotient - Tỷ lệ tương ứng giữa kích cỡ bộ não trên trọng lượng cơ thể) cao thứ hai trong thế giới sinh vật có não, tức là chỉ sau con người. Nên chuyện chúng vừa biết hợp tác lại vừa có cách "đặt bẫy" rõ khôn ngoan cũng là bình thường thôi.

3. Đại bàng vàng: Lôi cổ dê núi đến rìa vách đá rồi quăng xuống

Những chiến thuật săn mồi kỳ dị nhưng đặc biệt hiệu quả trong thế giới tự nhiên
Đại bàng vàng chỉ việc lôi con vật đáng thương nọ đến vách đá, rồi quẳng xuống cho rơi tự do.

Trong thế giới lông vũ thì đại bàng vàng (Aquila chrysaetos) là loài săn mồi dữ tợn bậc nhất. Nó cũng nhắm cả vào các loại động vật to lớn, trong đó có dê.

Một con dê trưởng thành có thể nặng từ 20kg trở lên, còn đại bàng vàng thì chỉ nặng tới 7kg là cùng. Thế nên dù là có sức mạnh vượt trội đi chăng nữa, cũng vẫn quá khó để nó mổ chết một con vật to nặng chí ít cũng gấp mình những 3 lần như thế.

Nhưng giết con mồi lớn xác với loài chim nổi tiếng thông minh như đại bàng vàng không phải là chuyện gì khó. Nó chỉ việc lôi con vật đáng thương nọ đến vách đá, rồi quẳng xuống cho rơi tự do. Nền đất rắn chắc, lổm ngổm đầy đá phía dưới sẽ giúp nó lấy mạng con dê ngay tắp lự.

4. Mèo đốm Margay: Bắt chước tiếng khỉ con khóc để lừa khỉ lớn chạy đến tìm

Những chiến thuật săn mồi kỳ dị nhưng đặc biệt hiệu quả trong thế giới tự nhiên
Chúng cố ý giả dạng tiếng khóc gọi mẹ của khỉ sóc nhỏ để khiến cho con lớn lầm tưởng mà cuống quýt chạy đi tìm.

Mèo đốm Margay (Leopardus wiedii) là loài động vật bản địa của vùng Trung và Nam Mỹ. Chúng thuộc kiểu sống đơn độc, kiếm ăn vào ban đêm.

Xét ra thì chiến thuật săn mồi của nhà mèo đốm Margay là nham hiểm hơn tất cả: chúng cố ý giả dạng tiếng khóc gọi mẹ của khỉ sóc nhỏ (Saguinus bicolor), để khiến cho con lớn lầm tưởng mà cuống quýt chạy đi tìm.

Mặc dù thi thoảng cũng xuống đất, nhưng phần lớn cuộc đời của mèo đốm Margay là ở trên cây. Nhờ các cổ chân có thể xoay đến 180 độ, chúng có thể leo trèo thoải mái.

5. Nhện Bolas: Quăng bóng dính bắt bướm đêm như câu cá

Những chiến thuật săn mồi kỳ dị nhưng đặc biệt hiệu quả trong thế giới tự nhiên
Để đảm bảo bướm đêm đực sẽ mò tới, chúng còn tiết ra chất giả mùi Pheromone của bướm đêm cái.

Chỉ cần được chứng kiến cảnh một con nhện Bolas (Mastophoreae) bắt bướm đêm, bạn sẽ phải gật đầu thừa nhận rằng thiện xạ khôn khéo nhất của thế giới tự nhiên chính là loài côn trùng này.

Nhện Bolas là một loài sống về đêm, có cơ thể khá nhỏ bé, chỉ tầm 2-15mm. Chúng có bề ngoài hết sức quái dị, nom hệt như một... cục phân chim. Nhưng cũng chính nhờ ngoại hình rõ... tởm ấy, chúng thuận tiện thoát khỏi cặp mắt háu đói của những loài săn nhện.

Mỗi đêm, nhện Bolas cặm cụi se sợi tơ treo một quả cầu dính. Để đảm bảo bướm đêm đực sẽ mò tới, chúng còn tiết ra chất giả mùi Pheromone (tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài) của bướm đêm cái.

Trong lúc chờ đợi, nhện Bolas khe khẽ đong đưa sợi tơ treo quả cầu. Nhưng ngay khi "anh chàng" bướm đêm khờ dại vừa lọt vào tầm ngắm, chúng lập tức ném thẳng quả cầu dính vào người nó.

Chính vì kỹ năng "quăng câu" đáng kinh ngạc và hết sức thú vị này mà người ta còn gọi nhện Bolas là nhện câu cá.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài bò sát “trinh nữ” chẳng cần con đực vẫn tự rụng trứng và có con

Loài bò sát “trinh nữ” chẳng cần con đực vẫn tự rụng trứng và có con

Chúng được gọi là "trinh nữ" vì quần thể loài bò sát này không hề có... con đực, chúng vẫn tự rụng trứng và tự phát triển thành dòng vô tính.

Đăng ngày: 18/12/2018
Vì sao con người không cách nào chạy nhanh như... báo?

Vì sao con người không cách nào chạy nhanh như... báo?

Tốc độ trung bình của loài báo này khoảng 112km/h, trong khi tốc độ kỷ lục mà "tia chớp đen" Usain Bolt đạt được năm 2009 chỉ là 44,72km/h, tức khoảng 1/3 tốc độ của Cheetah.

Đăng ngày: 17/12/2018
Loài chuột kỳ lạ hay

Loài chuột kỳ lạ hay "thí" luôn da cho kẻ săn mồi

Chuột gai châu Phi có tên khoa học là Acomys percivali. Đây là một loài động vật có vú sống tại vùng núi ở miền trung Kenya.

Đăng ngày: 15/12/2018
Rắn độc bị bắt vẫn ngóc đầu tấn công người

Rắn độc bị bắt vẫn ngóc đầu tấn công người

Chuyên gia bắt rắn Stuart McKenzie gặp sự cố trong lúc khống chế rắn nâu phương đông ở một ngôi nhà tại Queensland, Australia, UPI hôm 12/12 đưa tin.

Đăng ngày: 14/12/2018
Hàng triệu năm nữa, người đời sau sẽ hiểu rằng Trái đất đang bị thống trị bởi... loài gà

Hàng triệu năm nữa, người đời sau sẽ hiểu rằng Trái đất đang bị thống trị bởi... loài gà

Các bằng chứng hóa thạch là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất để chúng ta hiểu được những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Đăng ngày: 14/12/2018
Vì sao tắc kè chạy được trên nước?

Vì sao tắc kè chạy được trên nước?

Một số loài động vật trở thành "ngôi sao" trong thế giới của chúng nhờ khả năng đi được cả trên đất liền và trên mặt nước, ví dụ như nhện, gọng vó, tắc kè hoặc loài thằn lằn nói chung.

Đăng ngày: 14/12/2018
Ếch đực sống ở thành phố

Ếch đực sống ở thành phố "tán gái" giỏi hơn ếch vùng quê

Bạn thường bị người khác "hớp hồn" bởi những yếu tố gì? Tính cách, xài điện thoại đắt tiền, vẻ đẹp bên ngoài hay nơi mà người ấy sống?

Đăng ngày: 14/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News