Những chiêu nuôi dạy con lạ lùng của động vật

Khái niệm làm một người mẹ tốt không giống nhau, ít nhất là đối với một số sinh vật trong tự nhiên. Có những bà mẹ sinh vật dùng chính cơ thể mình làm thức ăn để dạy con cách ăn thịt. Sau đây là những chiêu dạy con kỳ quặc nhất trong thế giới động vật.

Gà mẹ đảm nhận nhiệm vụ vô cùng nghiêm túc. Với khả năng đẻ được vô số trứng trong suốt đời và tổng cộng số trứng nặng gấp 30 lần trọng lượng cơ thể của chính mình, gà mẹ luôn phải tìm cách cung cấp đủ calcium carbonate (CaCO3) để tạo vỏ trứng cho con. Nếu ăn không đủ canxi, gà mái sẽ phân hủy xương của nó để có vỏ trứng bao bọc con.

Chim cu cu

Có thể nói trong giới động vật không ai làm cha mẹ khỏe như chim cu cu. Chúng chuyên đẻ trứng vào tổ chim khác, thường là họ sẻ, buộc chim bố mẹ hờ nuôi con chúng cho đến khi rời tổ.

Chim non cu cu thường nở sớm hơn trứng của chim họ sẻ, và cũng lớn nhanh hơn, buộc con ruột của chim bố mẹ hờ phải lọt ra khỏi tổ để giành trọn sự chăm sóc của cha mẹ nuôi. Còn chim cha mẹ nuôi lại chẳng ngạc nhiên hay phàn nàn gì khi thấy con mình (thật ra là chim cu cu) còn to hơn cả mình.

Những chiêu nuôi dạy con lạ lùng của động vật
Chim chích sậy tưởng chim cu cu non là con mình - Ảnh: Wikipedia

Kiến hút máu

Adetomyrma, loài kiến nhỏ xíu nằm trong danh sách có thể bị tuyệt chủng ở Madagascar, có cách lạ thường để chứng tỏ tình yêu với con cái. Khi kiến chúa đẻ ấu trùng, nó và các kiến thợ sẽ nhai thủng vỏ ấu trùng để hút chất dịch haemolymph, tương đương với máu ở động vật. Kiến con không chết khi bị hút máu như vậy, và giới khoa học vẫn chưa rõ tại sao có kiểu tình yêu lạ đời như vậy.

Cá voi xám

Cá voi xám Thái Bình Dương phải di chuyển hàng ngàn km từ những vùng nước giàu sinh vật phù du và lạnh giá tại Cực Bắc để đến các khu phá nhiệt đới nghèo dinh dưỡng ở vịnh Mexico để đẻ con. Hành động này nhằm bảo vệ con cái khỏi những con cá kình đầy nguy hiểm ở vùng vực, cũng như cho cá con đủ thời gian để bú mẹ và hình thành lớp da giữ nhiệt trước khi trở về nơi ở ban đầu.

Giống cảnh gấu lúc ngủ đông, cá voi mẹ phải chịu đựng cơn đói cồn cào hàng tháng trong lúc vẫn tiếp tục sản sinh nguồn sữa mẹ giàu calorie cho con. Kết quả là chúng có thể mất đến 8 tấn trọng lượng trong quá trình nằm ổ.

Nhện

Đối với nhiều loài nhện, hành động giao phối cũng là thời điểm đánh dấu chấm hết cuộc đời của chúng. Nếu nhện đực bị nhện cái ăn thịt để có đủ chất dinh dưỡng khi mang thai, thì nhện cái cũng sẽ chết sau đó không lâu, khi nhện con được 1 tháng tuổi. Lúc đó, nhện mẹ lật ngửa người lại để nhện con ăn thịt. Khi lớn lên, các nhện con sẽ lao vào cuộc chiến ăn thịt càng nhiều anh chị em càng tốt trước khi rời mạng nhện mẹ.

Rận biển

Một con rận cái thường buộc phải thụ thai chung với đến 24 rận cái khác, do rận đực luôn giao phối với nhiều con cùng một lúc. Điều tệ hại nhất là khi đến lúc sinh nở, rận mẹ ngồi một chỗ và đợi hàng trăm rận con nhai thân thể mình từ trong để chui ra thế giới bên ngoài.

Ếch độc

Với kích thước nhỏ xíu, dài từ 3 đến 4 cm, loài ếch phóng độc được mệnh danh là bà mẹ siêu nhân trong thế giới sinh vật. Sau khi đẻ nhiều nhất là 5 trứng và trông chừng cho chúng nở, ếch mẹ lôi từng con lên ngọn cây cao đến 30m.

Khi cất giấu con an toàn, ếch mẹ lại tất tả đi tìm những vùng ao, hồ hoặc vũng nước cho từng đứa con của mình chứ không nuôi chung. Trong vòng từ 6 đến 8 tuần, ếch mẹ nuôi từng con bằng trứng không có phôi để tránh thảm cảnh anh em ăn thịt lẫn nhau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News