Những cơn bão lớn tàn phá thế giới
Các trận siêu bão với sức mạnh khủng khiếp luôn gây thiệt hại lớn về người và của ở những nơi mà chúng quét qua.
>>> Các bước cần thiết để sống sót trong siêu bão
>>> 24 giờ tới, tâm bão Haiyan vào tỉnh Huế-Bình Định
Dưới đây là những cơn bão có sức tàn phá mạnh nhất trong vòng 7 năm qua. Ngày 15/11/2007, cơn bão Sidr tấn công Bangladesh, làm ít nhất 4.100 người chết hoặc mất tích, trong khi 8,7 triệu người đối mặt với thiệt hại nặng nề về nhà cửa, nơi làm ăn buôn bán. (Ảnh: Wikipedia)
Bão Nargis vào ngày 3/5/2008 tấn công miền nam Myanmar, làm 138.000 người chết ở Đồng bằng Irrawaddy. Trong ảnh, một người chạy trú bão ở Yangon. (Ảnh: AP)
Tháng 8/2009, siêu bão Morakot gây lũ lụt lớn ở Đài Loan và làm 700 người chết hoặc mất tích. Ảnh chụp khách sạn Chin Shuai đổ sập do dòng nước lũ. (Ảnh: AFP)
Bão nhiệt đới Ketsana hồi cuối tháng 9/2009 tấn công thủ đô Manila ở Philippines, sau đó đổ bộ vào Việt Nam, Campuchia và Lào. Gần 800 người thiệt mạng vì cơn bão này. Ảnh chụp từ trên cao cho thấy Manila chìm trong nước lụt sau bão. (Ảnh: AFP)
Siêu bão Washi hồi giữa tháng 12/2011 ập vào đảo Mindanao, miền nam Philippines, làm ít nhất 1.080 người chết và ảnh hưởng tới hơn 700.000 người. Philippines hứng chịu khoảng 20 cơn bão mỗi năm. (Ảnh: EPA)
Siêu bão Sandy hồi tháng 10/2012 tấn công các nước Trung Mỹ trước khi đổ bộ vào bờ đông nước Mỹ, làm gần 200 người thiệt mạng. Bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy các canô chồng lên nhau bên bờ biển New Jersey sau cơn bão. (Ảnh: AP)
Siêu bão Bopha năm ngoái tàn phá Mindanao, Philippines, làm khoảng 1.900 người chết hoặc mất tích. Đây là khu vực ít bị các cơn bão tấn công nên người dân dường như đã chủ quan trong việc phòng chống siêu bão. (Ảnh: AFP)

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
