Những đám mây màu xanh lam hiếm gặp tại vùng cực
Một quả khí cầu của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) di chuyển qua khu vực Bắc Cực đã chụp được hình ảnh những đám mây màu xanh lam hiếm gặp trên bầu trời đêm.
Hiện tượng trên còn được biết đến với tên gọi mây dạ quang hoặc mây tầng giữa vùng cực (PMCs). Hiểu biết tốt hơn về hiện tượng bất thường này sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu sự nhiễu loạn trong khí quyển, góp phần đưa ra các dự báo thời tiết chính xác hơn trong tương lai.
Mây dạ quang.
Những đám mây dạ quang có thể được quan sát ngay sau khi Mặt Trời lặn tại các vùng cực trong suốt mùa hè. Bầu khí quyển ở tầng cao có nhiệt độ thấp, khiến hơi nước ngưng tụ và đóng băng xung quanh các hạt bụi cực nhỏ như bụi sao băng. Khi tinh thể băng đá tích tụ đủ nhiều, chúng ta có thể quan sát nhiều dải mây màu xanh lam sáng lấp lánh, phụ thuộc vào mật độ của hạt băng bên trong đám mây.
"Máy quay của chúng tôi có khả năng bắt gặp một số sự kiện thực sự thú vị. Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm hiểu biết mới về các quá trình động lực học phức tạp liên quan đến mây dạ quang", Dave Fritts, người đứng đầu nhiệm vụ PMC Turbo của NASA, cho biết.
Trong nhiệm vụ này, NASA phóng một khí cầu khổng lồ để nghiên cứu PMCs ở độ cao 80km so với mặt đất. Khí cầu đã trôi nổi trong tầng bình lưu 5 ngày và chụp hơn 6 triệu bức ảnh có độ phân giải cao.
Sóng trọng lực trong khí quyển – gây ra bởi khối không khí bị đẩy lên cao khi chúng gặp chướng ngại vật như những dãy núi – cũng góp phần hình thành các đám mây dạ quang.
"Đây là lần đầu tiên chúng tôi có thể hình dung được dòng chảy năng lượng từ các sóng trọng lực lớn hơn đến những dòng chảy không ổn định nhỏ hơn và sự nhiễu loạn trong khí quyển ở tầng cao", Fritts nói.

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.
