Những điểm đặc biệt của sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương có trục tự quay gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo và và di chuyển rất chậm xung quanh Mặt Trời.


Hình ảnh sao Thiên Vương được chụp bởi kính thiên văn Keck vào tháng 7/2004. (Ảnh:Lawrence Sromovsky.)

Sao Thiên Vương, hành tinh thứ 7 tính từ Mặt Trời do nhà thiên văn học William Herschel khám phá, thường ít được nhắc đến nhưng nó mang những đặc điểm kỳ lạ mà không hành tinh nào trong hệ Mặt Trời có, theo How Stuff Works. Chu kỳ quỹ đạo của Sao Thiên Vương bằng 84 năm trên Trái Đất. Khoảng cách trung bình từ hành tinh này đến Mặt Trời xấp xỉ ba tỷ km.

Các nhà thiên văn dựa vào dữ liệu thu thập từ chuyến bay của tàu vũ trụ Voyager 2 vào năm 1986 để mô phỏng từ quyển của hành tinh băng khổng lồ. Kết quả cho thấy từ trường sao Thiên Vương rất kỳ lạ. Trục từ trường không đi qua khối tâm của hành tinh mà bị nghiêng một góc bằng 60° so với trục quay.

Sao Thiên Vương được đặt tên theo vị thần bầu trời của người Hy Lạp cổ Uranus. Đây là hành tinh duy nhất lấy tên theo một vị thần trong thần thoại Hy Lạp thay vì trong thần thoại La Mã.

Trục của Trái Đất chỉ bị nghiêng một góc bằng 23,5 độ, nhưng trục quay của sao Thiên Vương bị nghiêng một góc rất lớn bằng 98 độ, gần song song với mặt phẳng quỹ đạo. Do đó, cực bắc và cực nam của hành tinh này gần như nằm tại vị trí xích đạo so với những hành tinh khác. Hai vùng cực nhận được nhiều năng lượng ánh sáng Mặt Trời hơn vùng xích đạo.

Các nhà khoa học cho rằng, trục quay của sao Thiên Vương bị nghiêng như vậy do trong giai đoạn hình thành hệ Mặt Trời, một tiền hành tinh có kích cỡ bằng Trái Đất đã va chạm với sao Thiên Vương, làm lệch trục quay của hành tinh.

Sao Thiên Vương có thành phần hóa học tương tự như sao Hải Vương nhưng khác biệt so với hai hành tinh khí khổng lồ lớn hơn là sao Mộc và sao Thổ. Vì lý do này, các nhà thiên văn đôi khi phân loại sao Thiên Vương thuộc dạng "hành tinh băng khổng lồ".

Bầu khí quyển của sao Thiên Vương lạnh nhất trong số các hành tinh nằm trong hệ Mặt Trời, với nhiệt độ cực tiểu bằng -224 °C. Những đám mây tầng thấp trong bầu khí quyển của hành tinh chứa chủ yếu là nước, trong khi methane (CH4) lại chiếm chủ yếu trong tầng mây phía trên. Cấu trúc bên trong sao Thiên Vương chỉ chứa một lõi băng và đá.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 11/01/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 29/12/2024
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 23/12/2024
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 21/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News