Những điều cần biết bệnh nhồi máu não

Nhồi máu não đang tăng cao do sự tăng lên của các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa. Bệnh làm giảm lưu lượng tuần hoàn máu tới não, tắc mạch máu não hoặc do hạ huyết áp.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hường - Bác sĩ Nội thần kinh - Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

1. Nhồi máu não là bệnh gì?

Bệnh nhồi máu não là một quá trình bệnh lý làm giảm lưu lượng tuần hoàn tới một vùng của não do hẹp, tắc mạch máu não hoặc do hạ huyết áp. Thiếu máu não là tình trạng một phần não bị ngừng cung cấp máu. Nếu sự thiếu cung cấp máu không được khắc phục hoặc kéo dài thì phần não đó sẽ bị hoại tử do thiếu oxy và glucose. Vùng não bị hoại tử do thiếu sự cung cấp máu này được gọi là nhồi máu não.

Nhồi máu não chiếm tỷ lệ khoảng 80% đột quỵ não, 20% còn lại là chảy máu não, chảy máu dưới màng nhện. Tỷ lệ mắc hàng năm của nhồi máu não tương đối cao, khoảng 130/100.000 người/năm.


Bệnh nhồi máu não gây nguy cơ cao về đột quỵ não.

2. Nguyên nhân gây bệnh nhồi máu não

Nguyên nhân thường gặp của nhồi máu não là:

3. Chẩn đoán bệnh nhồi máu não

Các triệu chứng của nhồi máu não xảy ra đột ngột, thường trong lúc người bệnh đang nghỉ ngơi. Các triệu chứng điển hình là liệt nửa người, tê bì nửa người, nói khó, méo miệng. Có thể có rối loạn ý thức nếu người bệnh có tổn thương nhồi máu não rộng, nhồi máu hai bên bán cầu não hoặc nhồi máu thân não.

3.1 Chẩn đoán cận lâm sàng

Dấu hiệu sớm của nhồi máu não trên chụp cắt lớp vi tính não bao gồm mất ranh giới chất trắng chất xám, mờ rãnh cuộn não, hẹp khe Sylvius, mất dải băng thùy đảo, hẹp não thất và bể đáy, tăng tỷ trọng các mạch máu trong khu vực đa giác Willis do cục máu đông đặc biệt động mạch não giữa.


Chụp cộng hưởng từ não chẩn đoán bệnh nhồi máu não.

Chụp cắt lớp vi tính sọ não chẩn đoán bệnh nhồi máu não, trong giai đoạn sau khi ổ nhồi máu não đã được hình thành thì hình ảnh chụp cắt lớp não là ổ giảm tỷ trọng ở vùng vỏ não, vùng dưới vỏ hoặc ở vùng chất trắng; chất xám trong sâu theo vùng chi phối tưới máu của động mạch.

4. Các dấu hiệu đột quỵ

Khi thấy người bệnh có biểu hiện FAST (viết tắt tiếng Anh): F (face) méo miệng, A (arm) tay chân yếu, S (speech) thay đổi giọng nói, T (time) cần đưa ngay vào bệnh viện.

Một số triệu chứng cảnh báo đột quỵ khác như chóng mặt, đau đầu, tê yếu tay chân, méo miệng, nói đớ, hôn mê, co giật... Khi thấy các dấu hiệu này, cần đưa bệnh nhân vào viện sớm để điều trị. Thời gian vàng cho cửa sổ điều trị là 6 giờ đầu tiên từ khi khởi phát triệu chứng, tốt hơn nữa là trong vòng 4.5 giờ, thậm chí cửa sổ kim cương là 1 giờ đầu tiên từ khi khởi phát triệu chứng. Nếu quá thời gian cửa sổ điều trị, bệnh nhân không được điều trị kịp thời có thể bị tàn phế nặng nề.

5. Phòng ngừa tái phát đột quỵ


Thăm khám định kỳ phòng ngừa nguy cơ tái phát đột quỵ

Khi có các triệu chứng gợi ý đột quỵ như yếu nửa người, méo miệng, khó nói,..., người bệnh cần phải nhanh chóng đến bệnh viện, tuyệt đối không tự xử lý tại nhà. Người bệnh nhân nên chẩn đoán sớm và chính xác để các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Thời gian đến viện càng sớm càng tốt, đặc biệt là trong vòng 6 giờ đầu sau khi tai biến thì sẽ có cơ hội phục hồi cao.

Hiện nay, Chụp cộng hưởng từ - MRI/MRA được coi là công cụ “vàng” tầm soát đột quỵ não. MRI được sử dụng để kiểm tra tình trạng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống. Do có độ phân giải và tương phản tốt nên hình ảnh MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. MRI có thể cho kết quả chuẩn xác hơn so các kỹ thuật dùng tia X (ngoại trừ kỹ thuật chụp DSA đánh giá mạch máu) trong chẩn đoán các bệnh lý não, tim mạch, đột quỵ,... Hơn nữa, quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (CT).

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất