Cách phân biệt đột tử và đột quỵ

Theo chuyên gia, đột tử và đột quỵ đều diễn tiến đột ngột và có thể gây tử vong nếu không được nhận diện và xử trí kịp thời.

Đột quỵ và đột tử vốn là hai thuật ngữ khác nhau dùng để mô tả các tình trạng cấp cứu tối khẩn cấp của cơ thể. Đặc điểm biểu hiện chung của 2 tình trạng này là diễn tiến đột ngột, dễ dẫn đến tử vong tức thời nếu không được nhận diện và xử trí kịp thời.

Theo các bác sĩ, việc phân biệt đột quỵ và đột tử do tim rất quan trọng, vì cách xử trí ban đầu và phác đồ điều trị bệnh nhân hoàn toàn khác nhau.


Nhồi máu cơ tim là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người đột tử. (Ảnh: iStock).

Hai tình trạng cấp cứu của não và tim

PGS.TS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM, kiêm Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), cho hay đột tử có thể xuất phát từ thuật ngữ “sudden cardiac death” hoặc “sudden cardiac arrest”.

Biểu hiện thường gặp khi một bệnh nhân đang trong trạng thái bình thường thì đột nhiên gục xuống, do tim ngừng đập một cách đột ngột.

Người bị đột tử có thể tử vong trong ít phút nếu không được cấp cứu kịp thời. Nguyên nhân của đột tử thường do tắc nghẽn mạch máu nuôi tim (mạch vành) hoặc do bệnh lý rối loạn nhịp tim.

Trong khi đó, đột quỵ xuất phát từ thuật ngữ “stroke”, trước đây dùng “cerebrovascular accident”, hay tai biến mạch máu não.

Hai dạng đột quỵ là đột quỵ thiếu máu não và xuất huyết não. Tuy nhiên, các tài liệu nước ngoài mặc định hiểu stroke là đột quỵ thiếu máu não. Nếu đề cập đột quỵ do xuất huyết não, người ta dùng một thuật ngữ khác là “Intracranial hemorrhage”, tức xuất huyết nội sọ.

Đột quỵ gây ra do tình trạng mạch máu não bị tắc nghẽn đột ngột, khiến các tế bào não chết, mất chức năng thần kinh. Khi tắc nghẽn mạch máu lớn trong thời gian dài, số lượng tế bào não chết với thể tích lớn có thể dẫn đến hiện tượng phù nề, gây ảnh hưởng đến ý thức, hôn mê.

Khi tình trạng nặng hơn và mất thêm nhiều thời gian hơn, hiện tượng chèn ép, gây thoát vị não xuất hiện, ảnh hưởng đến vùng thân não. Đây được xem là tổng chỉ huy của hệ tuần hoàn và hô hấp. Đến lúc này, đột quỵ mới có thể làm cho bệnh nhân tử vong.

Về đột tử do tim, thạc sĩ, bác sĩ Giang Minh Nhật, khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM), lý giải nguyên nhân thường gặp nhất là nhồi máu cơ tim cấp, khi dòng máu từ động mạch vành cấp máu nuôi cơ tim bị tắc nghẽn. Nguyên nhân gây tắc nghẽn thường là huyết khối, làm cơ tim bị tổn thương và chết đi.

Bên cạnh đó, đột tử do tim cũng có thể là tình trạng rối loạn nhịp tim ở người hoàn toàn bình thường trước đó, hay ở bệnh nhân có bệnh tim nền (suy tim, các bệnh cơ tim, thiếu máu nuôi cơ tim mạn tính…).

Biểu hiện không giống nhau

Theo PGS Nguyễn Huy Thắng, giữa đột quỵ với đột tử có 2 điểm khác biệt quan trọng.

Đầu tiên, hơn 90% các trường hợp đột quỵ bắt đầu bằng triệu chứng F.A.S.T.: Yếu liệt nửa người, méo miệng và nói đớ. Vì vậy có thể nói, không có các triệu chứng F.A.S.T., gần như ít có khả năng kết luận bệnh nhân bị đột quỵ.

Khác với đột quỵ, người bệnh vẫn còn "thời gian vàng" cấp cứu và không gây tử vong trong những giờ đầu tiên. Trong khi đó, đột tử có thể gây tử vong trong ít phút.

Thạc sĩ, bác sĩ Giang Minh Nhật tóm tắt sự khác biệt trong biểu hiện của đột tử do nhồi máu cơ tim cấp và đột quỵ như sau:

Theo Dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS), đột tử và đột quỵ dù khác nhau về triệu chứng nhưng đều có chung đối tượng có yếu tố nguy cơ đều là người có tình trạng thừa cân, uống nhiều đồ uống có cồn, hút thuốc lá, ít vận động, mắc các bệnh béo phì, cao huyết áp đái tháo đường... gia đình có người thân từng đột quỵ/đột tử.

Do vậy, để giảm nguy cơ gặp phải đột tử hoặc đột quỵ, mọi người cần thay đổi lối sống:

  • Bỏ thuốc nếu có thói quen hút thuốc lá.
  • Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì.
  • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 150 phút/tuần.
  • Tuân thủ chế độ ăn ít muối, chất béo, nhiều chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau xanh.
  • Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát và phát hiện sớm nguy cơ.

Bí ẩn hiện tượng người đang khỏe mạnh bất ngờ đột tử

9 thắc mắc phổ biến về đột quỵ bạn nên ghi nhớ

NASA công bố kết quả vụ thử nghiệm ngăn tiểu hành tinh đâm vào Trái đất

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News