NASA công bố kết quả vụ thử nghiệm ngăn tiểu hành tinh đâm vào Trái đất

Trong vụ thử nghiệm đầu tiên hệ thống phòng ngừa tiểu hành tinh đâm vào Trái đất, được thực hiện vào tháng 9/2022, tàu vũ trụ DART của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thử nghiệm làm chệch hướng tiểu hành tinh kép đã đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos tại điểm giữa 2 tảng đá, làm các mảnh vỡ bắn vào không gian và thay đổi đường đi của tiểu hành tinh hình chữ nhật này nhiều hơn chút ít so với tính toán trước đó.

NASA công bố kết quả vụ thử nghiệm ngăn tiểu hành tinh đâm vào Trái đất
Tàu vũ trụ DART của NASA đã đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos. (Ảnh minh họa: NASA).

Thông tin trên được các nhà khoa học công bố ngày 1/3 trong một báo cáo chi tiết nhất về thử nghiệm của NASA sử dụng tàu vũ trụ để thay đổi quỹ đạo của thiên thể, theo đó sử dụng động năng thẳng đứng để đẩy thiên thể ra khỏi đường đi của nó, đủ để giữ cho Trái đất an toàn.

Nhà khoa học hành tinh Terik Daly thuộc Phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng Đại học Johns Hopkins ở bang Maryland, tác giả chính của 1 trong những nghiên cứu về DART đăng tải trên tạp chí Nature cho biết: "Vụ thử nghiệm DART thành công đáng kinh ngạc. Chúng ta giờ đây biết rằng chúng ta có một kỹ thuật đáng tin cậy để ngăn chặn cú va chạm của tiểu hành tinh nếu một ngày nào đó chúng ta cần đến". 

Trong thử nghiệm ngày 26/9/2022, tàu vũ trụ DART đã đâm vào Dimorphos, một tiểu hành tinh đường kính 150 m, cách Trái đất khoảng 11 triệu km, với tốc độ 22.530km/h.

Dimorphos là mặt trăng của Dimymos, được xem là tiểu hành tinh gần Trái đất và có hình dạng giống một con quay xoay tròn trong không gian với đường kính khoảng 780 m. Hai tiểu hành tinh này đều không gây nguy hiểm cho Trái đất.

Nhà khoa học hành tinh thuộc Đại học Bắc Arizona, Cristine Thomas, tác giả chính một nghiên cứu khác cũng đăng tải trên tạp chí Nature cho biết: "Chúng tôi đang tìm cách thay đổi thời lượng Dimorphos quay xung quanh Didymos bằng cách đâm trực diện Dimorphos".

Theo nhà khoa học Thomas, xung lực của vụ va đập và xung lực của vật chất bắn ra từ đó tác động làm giảm 33 phút thời lượng Dimorphos cần để quay quanh quỹ đạo của Didymos. Điều đó cũng khiến Dimorphos quay gần Didymos hơn chút ít.

Trước vụ va đập, thời gian Dimorphos quay quanh quỹ đạo của Didymos là 11 giờ 55 phút. Hiện thời gian này là 11giờ 22 phút. Tiêu chuẩn thành công được đặt ra là thay đổi ít nhất 1 phút 13 giây.

Các nhà khoa học cũng đưa ra tính toán chi tiết về cách thức diễn ra va đập. Nhà khoa học Daly cho biết trước hết 1 trong các tấm pin mặt trời của tàu vũ trụ đâm thẳng vào một tảng đá lớn của thiên thể, gần địa điểm va đập. Tiếp theo, tấm pin mặt trời thứ 2 sượt qua tảng đá lớn khác. Cuối cùng khung tàu vũ trụ đâm vào khoảng giữa 2 tảng đá. Các nhà khoa học cho rằng vụ va đập đã phá hủy 2 tảng đá này. Sau va đập, các mảnh vỡ từ bề mặt bắn ra trong một thời gian. Các hình ảnh vệ tinh và kính thiên văn cho thấy một lượng lớn vật chất này.

Nghiên cứu cũng làm sáng tỏ các chi tiết như địa điểm chính xác của vụ va đập và góc va đập.

Sứ mệnh DART với chi phí 330 triệu USD, mất 7 năm để phát triển.

Theo nhà khoa học Daly, thời điểm này không có bất kỳ tiểu hành tinh nào đe dọa Trái đất, tuy nhiên con người cần phải chuẩn bị cho một kịch bản như vậy trong tương lai.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc công bố kế hoạch lấy mẫu tiểu hành tinh mới

Trung Quốc công bố kế hoạch lấy mẫu tiểu hành tinh mới

Sứ mệnh mang tên Thiên Vấn 2 sẽ phóng một tàu thăm dò đến tiểu hành tinh 2016 HO3 để lấy mẫu rồi mang chúng trở về Trái đất.

Đăng ngày: 06/03/2023
Phát hiện cùng lúc 6 hành tinh có thể sống được

Phát hiện cùng lúc 6 hành tinh có thể sống được

Dự án săn tìm hành tinh CARMENES vừa gây sốc cho các nhà khoa học khi tìm thấy 1/10 số hành tinh mới được phát hiện có dấu hiệu của nước lỏng.

Đăng ngày: 06/03/2023
NASA tiết lộ về DAVINCI: Tàu vũ trụ bay đến

NASA tiết lộ về DAVINCI: Tàu vũ trụ bay đến "Trái đất thứ hai"

Con tàu vũ trụ mang tên nhà bác học, danh họa thời Phục Hưng Leonardo da Vinci sẽ có nhiệm vụ khai phá hành tinh mà NASA cho rằng giống Trái đất nhất.

Đăng ngày: 06/03/2023
Dự án canh tác thủy canh trên Mặt trăng

Dự án canh tác thủy canh trên Mặt trăng

ESA đang hợp tác với công ty Solsys Mining của Na Uy để phát triển phương pháp chuyển đổi đất mặt trăng thành phân bón cho cây trồng thủy canh.

Đăng ngày: 05/03/2023
Cuộc đua đưa phụ nữ lên vũ trụ Mặt trăng

Cuộc đua đưa phụ nữ lên vũ trụ Mặt trăng

Vào năm 2025, NASA dự định đưa người phụ nữ đầu tiên lên thăm " chị Hằng" để đi bộ trên bề mặt Mặt trăng. Nhưng người phụ nữ đầu tiên lên vũ trụ lại là của Liên Xô.

Đăng ngày: 05/03/2023
NASA phát hiện 2 lỗ đen khổng lồ trong thiên hà lùn sắp va chạm

NASA phát hiện 2 lỗ đen khổng lồ trong thiên hà lùn sắp va chạm

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 22/2 cho biết thông qua Đài quan sát tia X Chandra, cơ quan này đã phát hiện 2 lỗ đen khổng lồ trong thiên hà lùn sắp va chạm.

Đăng ngày: 05/03/2023
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn hít không khí từ bầu khí quyển của các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn hít không khí từ bầu khí quyển của các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời?

Hiện tại có tám hành tinh trong Hệ Mặt trời là sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Hải Vương, sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 04/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News