Tàu vũ trụ NASA đã đâm thành công vào tiểu hành tinh

Tàu vũ trụ DART của NASA lao vào tiểu hành tinh Dimorphos không nguy hiểm trong thử nghiệm phòng thủ hành tinh đầu tiên trên thế giới.


Khoảnh khắc tàu vũ trụ DART đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos. (Video: NASA)

Tàu vũ trụ Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) của NASA đâm vào tiểu hành tinh nhỏ ở cách Trái đất 11 triệu km vào 7h14 tối ngày 26/9 theo giờ Mỹ tức 6h14 sáng ngày 27/9 theo giờ Hà Nội. NASA mô tả đây là thử nghiệm phòng thủ hành tinh đầu tiên trên thế giới. Mục tiêu của nhiệm vụ là thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh Dimorphos bay quanh thiên thể lớn hơn là Didymos đủ để chứng minh con người có thể làm chệch hướng vật một tiểu hành tinh nguy hiểm lao về phía Trái đất.

Tàu vũ trụ DART to bằng một chiếc xe golf đâm vào Dimorphos trong khi di chuyển ở tốc độ 22.500km/h. Con tàu không lớn bằng các tàu thăm dò, nhưng NASA hy vọng trọng lượng 600kg của nó đủ để khiến tiểu hành tinh Dimorphos dài 163 m di chuyển nhanh hơn trên quỹ đạo quanh vật chủ. "Tàu vũ trụ rất nhỏ", nhà khoa học hành tinh Nancy Chabot, trưởng nhóm điều phối DART ở Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Đại học Johns Hopkins (JHUAPL), người giám sát nhiệm vụ, cho biết. "Đôi khi chúng tôi mô tả đó là lái một chiếc xe golf đâm thẳng vào Đại kim tự tháp".

Trung tâm điều khiển nhiệm vụ DART ở JHUAPL chịu nhiều áp lực khi tàu vũ trụ tiến gần tới mục tiêu. Phần lớn những giờ cuối của DART diễn ra tự động với hệ thống định vị của tàu vũ trụ khóa chặt Dimorphos vào giờ cuối cùng. Camera chính của DART gửi một bức ảnh về Trái đất mỗi giây cho tới khi màn hình chuyển màu đen vào khoảnh khắc tàu vũ trụ đâm vào tiểu hành tinh.

Nhiệm vụ DART trị giá 313 triệu USD phóng vào ngày 23/11/2021. DART là nhiệm vụ đầu tiên nhằm kiểm tra kỹ thuật "vật va chạm động lực học" để phòng thủ hành tinh: đâm một tàu vũ trụ vào tiểu hành tinh nhằm thay đổi quỹ đạo của nó. Đây là phương pháp cơ bản để bảo vệ Trái đất nếu phát hiện một tiểu hành tinh nguy hiểm khoảng 5 - 10 năm trước thời điểm va chạm thực sự diễn ra.

"Chúng tôi đang thay đổi chuyển động của một thiên thể tự nhiên trong vũ trụ. Nhân loại chưa bao giờ làm điều đó trước đây", Tom Statler, nhà khoa học làm việc trong chương trình DART của NASA, cho biết.


Hình ảnh tiểu hành tinh Dimorphos vài giây sau khi bị tàu DART đâm vào. (Ảnh: NASA).

Nguy cơ một tiểu hành tinh đâm vào Trái đất rất xa xôi, nhưng có thực, theo các nhà khoa học NASA. NASA phát hiện khoảng 40% tiểu hành tinh lớn rộng 140m có thể đe dọa Trái đất và thường xuyên quét bầu trời để tìm kiếm thêm. NASA cũng phát triển một kính viễn vọng không gian mới mang tên Near Earth Object Surveyor được thiết kế đặc biệt để quét tiểu hành tinh nguy hiểm trong Hệ Mặt trời. Nhiệm vụ đó sẽ phóng vào 2026. Nhưng nhân loại cũng cần các phương pháp làm chệch hướng tiểu hành tinh nếu phát hiện. Đó là lý do nhiệm vụ DART ra đời.

NASA chọn Dimorphos, mặt trăng của Didymos, cho vụ va chạm với tàu DART vì một số lý do. Đầu tiên, Dimorphos là một phần trong hệ nhị phân và quay quanh vật chủ sau 11 giờ 55 phút, thời gian đủ ngắn để phát hiện thay đổi trên quỹ đạo bằng kính viễn vọng mặt đất ở những quan sát sau này.

Didymos và Dimorpos được phát hiện lần lượt vào năm 1996 và 2003, là hệ tiểu hành tinh nhị phân đầu tiên được nghiên cứu chi tiết. Sử dụng hệ tiểu hành tinh nhị phân thay vì tiểu hành tinh đơn lẻ, NASA có thể dùng một tàu vũ trụ với sự hỗ trợ của kính viễn vọng mặt đất để đo độ chệch hướng thay vì phải dùng thêm tàu khác.

Dù được phân loại là "tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm", Didymos và Dimorphos không có nguy cơ va chạm với Trái đất trong tương lai gần. Nhiệm vụ DART sẽ khiến Dimorphos bay nhanh hơn 10 phút trên quỹ đạo quanh Didymos nhưng không thay đổi quỹ đạo của hệ nhị phân.

Ở khoảng cách 11 triệu km, Didymos và Dimorphos đang nằm gần Trái đất nhất. Tín hiệu chỉ mất 38 giây để truyền từ tàu DART tới Trái đất. Vì vậy, đây là tiểu hành tinh phù hợp ở thời gian thích hợp.

Dimorphos cũng là lựa chọn hoàn hảo đối với các nhà thiên văn học bởi kích thước của nó tương tự những tiểu hành tinh mà NASA lo ngại dễ va chạm với Trái đất nhất. Nó cũng có hình dạng chữ S, một trong những loại tiểu hành tinh phổ biến nhất trong Hệ Mặt trời.

DART là nhiệm vụ đầu tiên thuộc loại này và đội phụ trách nhiệm vụ không biết chính xác kết quả sẽ ra sao đối với Dimorphos. Angela Stickle, trưởng nhóm tác động của nhiệm vụ DART ở JHUAPL, cho biết các mô phỏng và mô hình của họ cho thấy tàu vũ trụ nhiều khả năng sẽ tạo ra một miệng hố rộng 20m.


Các nhà khoa học theo dõi tàu vũ trụ đâm vào tiểu hành tinh.

"Việc đâm vào Dimorphos là một thành tựu kỹ thuật lớn", theo NASA. Tàu vũ trụ DART truyền về một ảnh chụp mỗi giây khi đến gần mục tiêu. Tàu vũ trụ cũng chứng kiến kết cục của nó. Trong nhiều tuần trước va chạm, DART triển khai một vệ tinh nhỏ mang tên LICIACube để quan sát vụ va chạm với tiểu hành tinh. Ảnh chụp từ vệ tinh này sẽ tới Trái đất trong vài ngày nữa sau va chạm, hé lộ hình ảnh cận cảnh của tác động.

Kính viễn vọng không gian James Webb, kính viễn vọng không gian Hubble và tàu vũ trụ Lucy đều theo dõi va chạm từ điểm hoạt động trong Hệ Mặt trời. Ở Trái đất, mạng lưới kính viễn vọng khổng lồ được điều khiển để quan sát sựn kiện và hệ nhị phân Didymos-Dimorphos theo thời gian nhằm xem xét Dimorphos di chuyển quanh quỹ đạo nhanh hơn tới mức nào. NASA cho biết cần thời gian để xác định vụ va chạm DART có phải thử nghiệm phòng thủ hành tinh thành công hay không.

Hơn 30 kính viễn vọng trên khắp thế giới, bao gồm ít nhất một kính viễn vọng ở mỗi lục địa, sẽ theo dõi bộ đôi tiểu hành tinh Didymos-Dimorphos trong vòng 6 tháng tới nhằm tìm hiểu mức độ hiệu quả của thử nghiệm. Quan sát radar đầu tiên về vụ va chạm sẽ cho kết quả vào ngày 27/9, theo Cristina Thomas, nhà khoa học hành tinh ở Đại học Bắc Arizona, trưởng nhóm quan sát DART.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu đang lên kế hoạch cho nhiệm vụ riêng tới hệ thống tiểu hành tinh Didymos-Dimorphos để nghiên cứu tiếp vụ va chạm DART. Nhiệm vụ mang tên Hera sẽ phóng một tàu vũ trụ vào năm 2024 và tới quỹ đạo của hệ nhị phân vào năm 2027 để tìm hiểu hai thiên thạch và miệng hố mà DART tạo ra trên Dimorphos.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

Đăng ngày: 30/01/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News