Tàu vũ trụ của NASA sẽ lao thẳng vào tiểu hành tinh Dimorphos

Tàu vũ trụ của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vào ngày 26/9 sẽ chủ động va chạm với một tiểu hành tinh cách Trái đất không xa để làm chệch quỹ đạo của nó.

Tàu vũ trụ thuộc Chương trình thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh đôi (DART) được phóng từ California vào tháng 11/2021 và đang nhanh chóng tiếp cận mục tiêu là một tiểu hành tinh tên Dimorphos, theo AFP.

Nó sẽ va chạm trực diện với tiểu hành tinh này với tốc độ khoảng 23.000km/h.

Tàu vũ trụ của NASA sẽ lao thẳng vào tiểu hành tinh Dimorphos
Minh họa tàu vũ trụ DART lao vào tiểu hành tinh Dimorphos. (Ảnh: NASA).

Tiểu hành tinh Dimorphos, hay tiểu hành tinh lớn hơn là Didymos mà nó quay quanh, đều không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào với Trái đất.

Nhưng thử nghiệm va đập trên là một trong những thử nghiệm mà NASA cho là quan trọng, phải thực hiện để kiểm tra khả năng ngăn chặn các vật thể vũ trụ tàn phá sự sống trên Trái đất trong tương lai.

"Đây là một khoảnh khắc chấn động, không chỉ đối với cơ quan (NASA), mà trong lịch sử không gian và lịch sử loài người", Lindley Johnson, một quan chức phòng thử Trái đất của NASA nói với các phóng viên trong cuộc họp báo hôm 22/9.

Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, vụ va chạm giữa tàu vũ trụ và tiểu hành tinh dài 160 m, sẽ diễn ra lúc 19h14 theo múi giờ miền Đông (Bắc Mỹ). Sự kiện có thể được theo dõi từ buổi phát trực tiếp của NASA.

Bằng cách va chạm với Dimorphos, NASA hy vọng sẽ ​làm chậm tốc độ và thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh, rút ​​ngắn thời gian 10 phút khi quay quanh Didymos.

NASA cho biết thêm vụ va chạm chỉ nhằm làm chệch hướng của tiểu hành tinh chứ không làm nó nổ tung thành nhiều mảnh và không gây ra mối đe dọa cho Trái đất.

Tàu vũ trụ của NASA sẽ lao thẳng vào tiểu hành tinh Dimorphos
Một người đàn ông ngồi làm việc tại Trung tâm điều hành Chương trình thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh đôi (DART). (Ảnh: AFP).

Thử nghiệm này sẽ chứng minh những thứ trước đây chỉ có trong khoa học viễn tưởng - như bộ phim "Armageddon" và "Don't Look Up" - sẽ biến thành hiện thực.

Khi tàu tự lái tiếp cận mục tiêu trong giai đoạn cuối cùng với sứ mệnh như một tên lửa tự hành, hệ thống camera chính của nó, được gọi là DRACO, sẽ bắt đầu chiếu những hình ảnh đầu tiên của Dimorphos.

Nó sẽ bắt đầu với một điểm sáng nhỏ và sau đó cuối cùng nó sẽ phóng to và lấp đầy toàn bộ trường nhìn”, Nancy Chabot, trưởng nhóm điều phối DART tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Ứng dụng Đại học Johns Hopkins, cho biết. “Hình ảnh DRACO, tôi chỉ muốn nhấn mạnh, sẽ khá ngoạn mục".

"Những hình ảnh này sẽ tiếp tục phóng to cho đến khi không còn nhìn thấy gì", nhà khoa học nói thêm.

Vài phút sau, một vệ tinh có kích thước bằng máy nướng bánh mì có tên LICIACube, tách khỏi DART vài tuần trước đó, sẽ đi qua gần địa điểm để ghi lại hình ảnh của vụ va chạm.

Hình ảnh của LICIACube sẽ được gửi lại trong những tuần và tháng tiếp theo.

Cùng theo dõi sự kiện này, một loạt kính thiên văn, cả trên Trái đất và trong không gian - bao gồm kính viễn vọng James Webb - có thể nhìn thấy một đám mây bụi sáng.

Cuối cùng, bức tranh đầy đủ sau sự kiện sẽ được tiết lộ khi tàu vũ trụ thứ hai Hera đến khảo sát, đánh giá và phân tích chính xác hiệu quả của cú va chạm.

Cho tới nay, rất ít trong số hàng tỷ tiểu hành tinh và sao chổi thuộc Hệ Mặt trời được coi là có khả năng gây nguy hiểm cho Trái đất. Theo các nhà khoa học, không có tiểu hành tinh nào có khả năng như vậy trong vòng 100 tới.

Nhưng "tôi đảm bảo với bạn rằng nếu đủ lâu, vẫn sẽ có một vật thể (gây nguy hiểm)", Thomas Zurbuchen, nhà khoa học chính của NASA cho biết.

Trong lịch sử, tiểu hành tinh Chicxulub lao vào Trái đất 66 triệu năm trước đã đẩy thế giới vào một mùa đông dài, dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt của khủng long cùng với 75% số loài.

Một tiểu hành tinh có kích thước bằng Dimorphos sẽ chỉ gây ra tác động trong khu vực, chẳng hạn tàn phá một thành phố, mặc dù với lực lớn hơn bất cứ quả bom hạt nhân nào trong lịch sử.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu vũ trụ Nhật Bản tìm ra bằng chứng

Tàu vũ trụ Nhật Bản tìm ra bằng chứng "chúng ta đến từ ngoài Hệ Mặt trời"

Một báu vật ngoạn mục đã được tìm thấy trong các mẫu từ Cung Điện Rồng được kiến tạo ngoài Hệ Mặt trời mà sứ mệnh Hayabusa-2 của Nhật Bản đã đem về Trái đất.

Đăng ngày: 24/09/2022
Trái đất nhỏ bé ra sao khi đứng cạnh Mặt trời?

Trái đất nhỏ bé ra sao khi đứng cạnh Mặt trời?

Dù là vật thể lớn nhất trong Thái Dương Hệ nhưng Mặt trời chỉ có kích thước trung bình nếu so với phần còn lại của các ngôi sao trong thiên hà Milky Way.

Đăng ngày: 24/09/2022
Liên tục trúng

Liên tục trúng "bom vũ trụ", Mặt trăng lăn đi 10 độ

Nghiên cứu mới của NASA cho thấy Mặt trăng của chúng ta liên tục phải đi lang thang trên chính trục của nó do chịu đựng quá nhiều cú tấn công từ vũ trụ.

Đăng ngày: 23/09/2022
Tên lửa Mặt trăng của NASA vượt qua thử nghiệm nhiên liệu

Tên lửa Mặt trăng của NASA vượt qua thử nghiệm nhiên liệu

Tên lửa chở tàu tới Mặt Trăng trong nhiệm vụ Artemis 1 hoàn thành thử nghiệm đổ nhiên liệu quan trọng hôm 21/9, tiến gần hơn tới lịch phóng vào ngày 27/9.

Đăng ngày: 23/09/2022
Kính James Webb chụp sao Hải Vương rõ nét nhất trong 32 năm

Kính James Webb chụp sao Hải Vương rõ nét nhất trong 32 năm

NASA hôm 21/9 công bố ảnh chụp đầu tiên của kính viễn vọng không gian James Webb về sao Hải Vương, hành tinh băng khổng lồ trong Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 22/09/2022
Giới khoa học chưa thể giải thích vật thể hình điếu xì gà trên vũ trụ

Giới khoa học chưa thể giải thích vật thể hình điếu xì gà trên vũ trụ

Các nhà khoa học cho biết vật thể hình điếu xì gà có nhiều yếu tố phức tạp. Nó có thể là tàu vũ trụ của người hành tinh, do các đặc điểm không giống với sao chổi.

Đăng ngày: 22/09/2022
Bức ảnh đắt giá của

Bức ảnh đắt giá của "mắt thần 10 tỷ đô": Thay đổi hoàn toàn cách khoa học nhìn bầu trời

Trong ba thập kỷ qua, chúng ta đã sống qua một cuộc cách mạng vĩ đại - buổi bình minh của Kỷ nguyên ngoại hành tinh.

Đăng ngày: 22/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News