NASA sẽ livestream tàu vũ trụ đâm vào tiểu hành tinh

NASA mời thế giới theo dõi sự kiện thử nghiệm đâm tàu vũ trụ để chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) không va với Trái đất, lúc 6h14 ngày 27/9 (giờ Hà Nội).

NASA hôm 23/8 thông báo cơ quan này đang chuẩn bị đâm tàu vũ trụ vào một tiểu hành tinh trong nhiệm vụ đầu tiên trên thế giới nhằm thử nghiệm công nghệ bảo vệ Trái đất trước nguy cơ từ tiểu hành tinh hoặc sao chổi. Họ cũng mời thế giới theo dõi sự kiện có một không hai này.


Tàu vũ trụ DART của NASA trước khi đâm vào tiểu hành tinh Dimorphos trong hệ nhị phân. (Ảnh: NASA)

Người xem có thể theo dõi phát sóng trực tiếp vụ va chạm của tàu vũ trụ DART trên kênh NASA TV và trang web của NASA. Công chúng cũng có thể xem sự kiện trên các tài khoản mạng xã hội của NASA, bao gồm Facebook, Twitter, và YouTube. Trước vụ va chạm hôm 27/9, NASA sẽ tổ chức một buổi họp báo ngắn từ Phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng Johns Hopkins (APL) ở Laurel, Maryland, nơi chế tạo và quản lý tàu vũ trụ DART.

DART là nhiệm vụ thử nghiệm phòng thủ hành tinh đầu tiên trên thế giới, tiến hành một vụ va chạm có chủ ý vào tiểu hành tinh Dimorphos để thay đổi chuyển động của nó trong vũ trụ. Dù tiểu hành tinh không gây nguy hiểm cho Trái đất, nhiệm vụ DART sẽ chứng minh tàu vũ trụ có thể tự động tìm đường để va chạm với tiểu hành tinh mục tiêu tương đối nhỏ và đây là kỹ thuật khả thi để chuyển hướng một thiên thể có khả năng va chạm với Trái đất. DART sẽ tới gần mục tiêu vào ngày 26/9. "DART sẽ cung cấp dữ liệu quan trọng giúp chúng ta chuẩn bị tốt hơn nếu phát hiện một tiểu hành tinh có nguy cơ đâm vào Trái đất", NASA cho biết.

Theo NASA, mục tiêu của DART là hệ tiểu hành tinh nhị phân gần Trái đất Didymos. Hệ này bao gồm tiểu hành tinh Didymos đường kính 780m, và thiên thể nhỏ hơn là Dimorphos đường kính 162m. DART sẽ đâm vào Dimorphos.

Sử dụng một số kính viễn vọng mạnh nhất thế giới, tháng 8/2022, nhóm nghiên cứu DART hoàn thành đợt quan sát kéo dài 6 đêm để xác nhận những tính toán ban đầu về quỹ đạo của Dimorphos quanh tiểu hành tinh mẹ lớn hơn là Didymos, xác nhận thiên thể nằm ở vị trí va chạm. Đây là nỗ lực đầu tiên của thế giới nhằm thay đổi vận tốc và đường bay của tiểu hành tinh chuyển động trong vũ trụ, kiểm tra phương pháp chuyển hướng có thể hữu ích nếu cần phòng thủ Trái đất trong tương lai.

"Các phép đo mà nhóm nghiên cứu thực hiện từ đầu năm 2021 rất quan trọng nhằm đảm bảo DART tới đúng địa điểm và thời gian cho vụ va chạm chạm với Dimorphos", Andy Rivkin, đồng trưởng nhóm nghiên cứu DART tại APL, chia sẻ. "Xác nhận kết quả đo thông qua những quan sát mới cho thấy chúng tôi không cần thay đổi đường bay và đã đến gần mục tiêu".

Nếu DART thành công trong việc thay đổi đường bay của Dimorphos, thiên thể này sẽ tiến gần hơn về phía Didymos, rút ngắn thời gian quay quanh quỹ đạo. Nhưng các nhà khoa học cần xác nhận không có thứ gì khác ảnh hưởng tới quỹ đạo của tiểu hành tinh, bao gồm bức xạ từ bề mặt tiểu hành tinh có thể đẩy và khiến quỹ đạo của nó thay đổi.

Từ cuối tháng 9 tới đầu tháng 10 tới, quanh thời gian diễn ra vụ va chạm với DART, Didymos và Dimorphos sẽ tới gần Trái đất nhất trong những năm gần đây ở khoảng cách 10,8 triệu km. Từ tháng 3/2021, hệ nhị phân Didymos nằm ngoài phạm vi quan sát của phần lớn kính viễn vọng trên mặt đất do khoảng cách của hệ với Trái đất. Nhưng hồi đầu tháng 7, nhóm nghiên cứu DART sử dụng các kính viễn vọng mạnh ở Arizona và Chile - gồm kính viễn vọng Lowell Discovery ở Đài quan sát Lowell, kính viễn vọng Magellan ở Đài quan sát Las Campanas và kính viễn vọng Southern Astrophysical Research (SOAR) - để theo dõi hệ thống tiểu hành tinh và và tìm kiếm thay đổi trong độ sáng của hệ. Những thay đổi này xảy ra khi một trong hai tiểu hành tinh đi qua phía trước tiểu hành tinh còn lại do quỹ đạo của Dimorphos chặn một phần ánh sáng chúng phát ra.

Nghiên cứu thay đổi trong độ sáng cho phép các nhà khoa học xác định chính xác Dimorphos mất bao lâu để quay quanh tiểu hành tinh lớn hơn, qua đó dự đoán vị trí của Dimorphos ở một số thời điểm, bao gồm khoảnh khắc tàu vũ trụ DART đâm vào. Kết quả phù hợp với những tính toán trước đó. Thông qua đợt quan sát mới nhất, nhóm nghiên cứu có thể điều chỉnh nhằm xác định DART có thành công thay đổi quỹ đạo của Dimorphos sau va chạm hay không và ở mức độ nào.

Trong tháng 10 năm nay, một lần nữa nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng những kính viễn vọng mặt đất trên khắp thế giới để tính toán quỹ đạo mới của Dimorphos. Họ hy vọng thời gian tiểu hành tinh nhỏ hơn quay quanh Didymos sẽ xê dịch vài phút.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
James Webb chụp được

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng

Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Đăng ngày: 18/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Bão tuyết lộn ngược tạo nên

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"

Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao

Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao

Từ Phòng thí nghiệm Phản lực Đẩy, những bộ óc kỳ tài đang mang trong mình những suy nghĩ vượt lẽ thường, hy vọng đưa tầm với của con người ra ngoài Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News