Đào ao, phát hiện ngôi mộ cổ viết lại lịch sử bên bờ Danube
Một ngôi mộ cổ 5.000 năm tuổi và 140 ngôi mộ cổ 1.400-1500 tuổi, chứa đựng nhiều báu vật đáng kinh ngạc đã tiết lộ một đoạn lịch sử chưa từng biết của những người cổ đại từng sống gần bờ sông Danube đoạn chảy qua nước Đức.
Tại một địa điểm thuộc quận Geisingen-Gutmadingen của Tuttlingen phía Tây Nam nước Đức, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một ngôi mộ từ thời kỳ đồ đá mới, có niên đại vào thiên niên kỷ thứ ba trước Công Nguyên và chứa đồ gốm đặc biệt từ nền văn hóa Corded Ware.
Cạnh đó là 140 ngôi mộ đầu thời Trung Cổ, có niên đại từ năm 500 đến 600 sau Công Nguyên, chứa hàng hóa bao gồm kiếm, thương, khiên, lược xương, ly uống nước và hoa tai.
Một số hiện vật được khai quật từ các ngôi mộ Trung Cổ - (Ảnh: Văn phòng nhà nước về Bảo tồn di tích ở RPS / Yvonne Mühlei)
"Gutmadingen của chúng tôi có lẽ lâu đời hơn suy nghĩ trước đây" - Live Science dẫn lời thị trưởng Martin Numberger.
Những ngôi mộ cổ được tìm thấy bởi công ty khảo cổ ArchaeoTask GmbH, trong quá trình khảo sát một mảnh đất gần bờ sông Danube để đào một chiếc ao lớn chứa nước mưa.
Sự hiện diện của các ngôi mộ đã khiến các nhà sử học phải sửa đổi lớn trong ghi chép về lịch sử địa phương - vốn cho rằng đến tận năm 1273 khu vực này mới có người ở.
Điều này càng quan trọng khi các đồ vật chỉ đích danh nền văn minh Corded Ware, giúp các nhà khoa học có thể hoàn thiện bức tranh về cách nền văn minh cổ đại này được mở rộng.
Người Corded Ware nổi tiếng với các loại đồ gốm được trang trí hình học bằng cách ép dây vào đất sét rồi để khô. Họ cũng là một cộng đồng nông nghiệp phát triển với nghề chăn nuôi bò, cừu và trồng lúa mạch.
Một chiếc bình gốm Corded Ware - (Ảnh: Văn phòng nhà nước về Bảo tồn di tích ở RPS / Yvonne Mühlei).
Những ngôi mộ thời Trung Cổ thì thuộc về thời kỳ mà lãnh chúa Đức Odoacer phế truất hoàng đế La Mã Romulus Augustus, một phần của "Thời kỳ di cư" cực kỳ quan trọng ở châu Âu, đánh dấu sự di chuyển của các bộ tộc, cách họ chinh phục lẫn nhau, đẩy nhau sang các lãnh thổ mới... từ đó dần định hình nên châu Âu hiện đại.
Với niên đại và giá trị lịch sử đó, các phát hiện tại Geisingen-Gutmadingen - bao gồm một kho hiện vật cực kỳ phong phú - là một kho tàng khảo cổ vĩ đại.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.
