Học giả phát hiện lăng mộ Tutankhamun chính là người trộm cổ vật

100 năm sau khi phát hiện ra lăng mộ 3.300 năm tuổi, một bức thư chưa từng được công bố trước đây đã xác minh nghi ngờ bấy lâu nay về việc Howard Carter ăn cắp cổ vật trong khu mộ.

Howard Carter, nhà khảo cổ học đã phát hiện ra lăng mộ của pharaoh Tutankhamun vào năm 1922, từ lâu đã bị người Ai Cập nghi ngờ ăn cắp kho báu trong khu mộ trước khi nó chính thức được công bố. Dẫu vậy, dường như không có bằng chứng chứng minh điều đó.

Tuy nhiên, một manh mối gần đây đã được đưa ra, trong một bức thư chưa từng được công bố trước đó được gửi cho ông Carter vào năm 1934 từ một học giả lỗi lạc người Anh trong nhóm khai quật của riêng ông, Guardian đưa tin ngày 13/8.

Bức thư do Alan Gardiner, một nhà ngữ văn hàng đầu viết. Theo đó, Carter đã nhờ Gardiner dịch chữ tượng hình được tìm thấy trong ngôi mộ 3.300 năm tuổi, sau đó đưa cho ông Gardiner một “bùa hộ mệnh”, dùng để cúng người chết, nhưng đảm bảo rằng nó không lấy từ lăng mộ.

Ông Gardiner đã đưa chiếc bùa hộ mệnh cho Rex Engelbach, Giám đốc bảo tàng Ai Cập ở Cairo lúc bấy giờ, và xác định được chiếc bùa hộ mệnh kia được làm cùng một khuôn với các bùa hộ mệnh khác có trong bảo tàng, và vì vậy nó chắc chắn được lấy từ lăng mộ.

Trong thư viết cho Carter, Gardiner đính kèm xác nhận của ông Engelbach, trong đó có nội dung: “Bùa hộ mệnh mà anh đưa cho tôi chắc chắn đã bị đánh cắp từ lăng mộ của Tutankhamun”.

Gardiner nói với Carter: "Tôi cực kỳ hối hận vì đã bị đặt vào một vị trí quá khó xử".

Nhưng ông nói thêm: "Tôi đương nhiên không nói với Engelbach rằng tôi đã có bùa hộ mệnh đó từ anh”.

Học giả phát hiện lăng mộ Tutankhamun chính là người trộm cổ vật
Nhà khảo cổ Howard Carter là người đã phát hiện ra lăng mộ của vua Tutankhamun. (Ảnh: Đại học Oxford).

Các bức thư, hiện nằm trong một bộ sưu tập tư nhân, sắp được xuất bản trong một cuốn sách của Nhà xuất bản Đại học Oxford, mang tên "Tutankhamun and the Tomb that Changed the World" (tạm dịch: Tutankhamun và lăng mộ đã thay đổi thế giới).

Tác giả của cuốn sách, Bob Brier, một nhà Ai Cập học hàng đầu tại Đại học Long Island, nói với Observer rằng những nghi ngờ về việc ông Carter đánh cắp kho báu từ lâu đã được đồn đại, "nhưng bây giờ không còn nghi ngờ gì nữa".

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 100 năm Carter và nhà tài trợ chính của ông, Lord Carnarvon, phát hiện ra lăng mộ của vị vua, chứa đầy vàng, xe ngựa và hàng nghìn đồ vật giá trị khác. Trong thập kỷ tiếp theo, Carter giám sát việc di dời và vận chuyển chúng xuống sông Nile đến Cairo để trưng bày trong bảo tàng Ai Cập.

Ông Carter đã tuyên bố rằng kho châu báu của lăng mộ không còn nguyên vẹn do bị cướp phá trong thời cổ đại, nhưng tuyên bố không nhận được niềm tin rộng rãi từ các nhà Ai Cập học.

Năm 1947, trên một tạp chí khoa học ít người biết đến ở Cairo, Alfred Lucas, một trong những nhân viên của Carter, báo cáo rằng ông Carter đã bí mật tự mình phá cửa phòng chôn cất sau đó bịt lại.

“Họ bị nghi ngờ đã đột nhập vào lăng mộ trước khi nó mở cửa chính thức, lấy đi các đồ tạo tác, bao gồm trang sức, chúng được bán đi sau khi họ qua đời. Người ta ngờ ngợ về cách mà ông Carter có những món đồ này, và mọi người nghi ngờ rằng ông ấy có thể đã lấy cắp chúng, và giờ những bức thư này là bằng chứng xác thực", ông Brier nói. “Ông ấy chắc chắn không bao giờ thừa nhận điều đó. Nhưng ông đã bị chính phủ Ai Cập cấm tiếp cận lăng mộ một thời gian”.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hé lộ bí ẩn về sự sụp đổ của các nền văn minh cổ đại qua bộ hài cốt cũ

Hé lộ bí ẩn về sự sụp đổ của các nền văn minh cổ đại qua bộ hài cốt cũ

Các nhà khoa học cho biết, các mầm bệnh tuyệt chủng đã mở ra sự sụp đổ của các nền văn minh cổ đại.

Đăng ngày: 14/08/2022
Những

Những "bức tượng sinh sản" cổ đại dưới các suối nước nóng Tuscan nổi tiếng

Ngôi làng San Casciano dei Bagni, ở vùng nông thôn Sienese tươi tốt của Tuscany, được nhiều người xem là một trong những suối nước nóng hàng đầu của Italy, với làn nước sủi bọt tự nhiên trong suốt hơn hai nghìn năm.

Đăng ngày: 13/08/2022
Giải mã thành phố Maya cổ đại

Giải mã thành phố Maya cổ đại

Thành phố Tikal cổ đại của Maya, thuộc Guatemala ngày nay, phát triển mạnh mẽ từ khoảng năm 600 trước Công nguyên đến năm 900 sau Công nguyên.

Đăng ngày: 12/08/2022
Tàu ma xuyên không 400 năm nguyên vẹn nhờ hiện tượng bí ẩn

Tàu ma xuyên không 400 năm nguyên vẹn nhờ hiện tượng bí ẩn

Giữa một cửa sông mà bất kỳ con tàu gỗ nào vừa chìm cũng thối rữa nhanh chóng, một con tàu ma đúng nghĩa vừa xuất hiện nguyên vẹn sau 4 thế kỷ nhờ hiện tượng ngàn năm có một.

Đăng ngày: 12/08/2022
Phát hiện mới tại kim tự tháp rộng ngang 10 sân bóng đá

Phát hiện mới tại kim tự tháp rộng ngang 10 sân bóng đá

Nhóm khảo cổ vừa khai quật một bức điêu khắc được cho là mặt của một vị vua tại kim tự tháp Shimao ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Đăng ngày: 11/08/2022
Thành phần luyện đồng bí mật của người Trung Quốc cổ đại

Thành phần luyện đồng bí mật của người Trung Quốc cổ đại

Kết quả phân tích cuốn bách khoa 2.300 năm và tiền xu giúp các nhà nghiên cứu giải mã công thức luyện đồng giúp tạo ra những cổ vật tồn tại tới ngày nay.

Đăng ngày: 11/08/2022
Khám phá về cuộc sống của tầng lớp trung lưu thời La Mã cổ đại

Khám phá về cuộc sống của tầng lớp trung lưu thời La Mã cổ đại

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện thêm nhiều sự thật về cuộc sống của những người thuộc " tầng lớp dễ bị tổn thương trong các cuộc khủng hoảng chính trị và thiếu lương thực" thời kỳ La Mã cổ đại.

Đăng ngày: 10/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News