Cha đẻ máy tính lượng tử giành giải thưởng Vật lý 3 triệu USD
Một nhà vật lý lý thuyết chưa bao giờ có việc làm ổn định đã giành được giải thưởng hấp dẫn nhất giới khoa học vì những đóng góp tiên phong trong lĩnh vực máy tính lượng tử.
David Deutsch từ Đại học Oxford (Anh) đã chia sẻ giải thưởng Đột phá trị giá 3 triệu USD (tương đương khoảng 2,65 triệu bảng Anh) với chuyên gia về thuật toán lượng tử Peter Shor từ MIT, Gilles Brassard từ Đại học Montreal và Charles Bennett từ Tập đoàn Công nghệ IBM. Bennett là người đã phát triển các dạng mật mã lượng tử không thể phá vỡ và giúp phát minh ra dịch chuyển lượng tử tức thời để gửi thông tin từ nơi này sang nơi khác.
David Deutsch đã giành được giải thưởng 3 triệu USD với đề tài liên quan đến máy tính lượng tử. (Ảnh: Guardian).
Deutsch (69 tuổi) được biết đến như "cha đẻ của máy tính lượng tử". Năm 1985, ông đề xuất ý tưởng về cỗ máy kỳ lạ có thể kiểm tra sự tồn tại của vũ trụ song song. Cỗ máy này cho đến nay vẫn chưa thể chế tạo nhưng đã mở đường cho những chiếc máy tính lượng tử thô sơ mà các nhà khoa học nghiên cứu ngày nay.
"Đó là thí nghiệm liên quan đến máy tính chứa một số yếu tố lượng tử. Ngày nay, nó được gọi là máy tính lượng tử phổ thông. Nhưng tôi nghĩ phải mất 6 năm nữa, nó mới giống như ý tưởng của tôi", Deutsch nói.
Deutsch sinh ra ở Israel và lớn lên ở Anh. Ông được nhà vật lý Dennis Sciama của Đại học Oxford hướng dẫn làm luận văn tiến sĩ về lý thuyết lượng tử. Ông này cũng từng hướng dẫn cho Stephen Hawking và Lord Rees, một nhà thiên văn học hoàng gia.
Nghiên cứu càng nhiều, Deutsch biết đến và đi theo trường phái Đa thế giới do nhà vật lý người Mỹ Hugh Everett III đưa ra hồi 1957. Từ đó, ông phát triển ngành tính toán lượng tử với các mô tả về phân tử lượng tử (hay còn được biết đến là "qubit"). Ông cũng là người đầu tiên viết thuật toán lượng tử vượt trội hơn thuật toán kinh điển.
Sergey Brin, Mark Zuckerberg, Yuri Milner và những người khác đã thành lập giải thưởng Đột phá trị giá 3 triệu USD/giải để trao hàng năm cho các nhà khoa học và nhà toán học. Giải thưởng này được những nhà sáng lập Thung lũng Sillicon so sánh như "giải Oscar của khoa học". Năm nay, một giải vật lý, 3 giải khoa học đời sống và một giải toán được trao.
Giải nhì thuộc về Clifford Brangwynne từ Đại học Princeton và Anthony Hyman từ Viện Di truyền và Sinh học Tế bào Phân tử Max Planck. Hai nhà khoa học đã khám phá ra các protein tụ thành các nhóm giống nhau có liên quan đến bệnh thoái hóa thần kinh.
Người chiến thắng giải nhì, Clifford Brangwynne từ Đại học Princeton. (Ảnh: Guardian).
Một nhóm nghiên cứu tại DeepMind đã giành giải ba về khoa học sự sống cho AlphaFold, một chương trình trí tuệ nhân tạo dự đoán cấu trúc của gần như mọi loại protein mà khoa học biết đến.
Trước đại dịch, những người chiến thắng giải thưởng Đột phá nhận giải tại một sự kiện hoành tráng, quy tụ nhiều ngôi sao ở Thung lũng Silicon. Năm nay, buổi lễ đã không diễn ra. Nhưng kể cả nếu buổi lễ có diễn ra vào năm nay, Deutsch sẽ khó có thể tham dự.
"Tôi thích những cuộc trò chuyện. Nhưng tôi không thích đi đâu cả", ông cho biết.

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học
Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.
