Những điều có thể bạn chưa biết về loài nhện độc nhất thế giới

Nhện lang thang Brazil được đánh giá là loài nhện có nọc độc nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay.

Nhện lang thang Brazil thuộc chi Phoneutria, có nghĩa là “kẻ giết người” trong tiếng Hy Lạp. Nó được đánh giá là loài nhện có nọc độc nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay, một vết cắn nhỏ của loài nhện Brazil này cũng có thể hạ gục một người trưởng thành chỉ trong vài phút.

Đặc điểm và lối sống

Có tổng cộng 8 loài nhện lang thang Brazil và tất cả chúng đều sống ở Brazil. Một số loài có thể tìm thấy ở khu vực châu Mỹ La Tinh, từ Costa Rica đến Argentina. Chúng thướng sống trên các tán là của cây chuối nên còn được gọi là "nhện chuối".

Những điều có thể bạn chưa biết về loài nhện độc nhất thế giới

Kích thước của nhện lang thang Brazil khá lớn, với phần thân dài 5cm và khoảng cách giữa các chân lên tới 12-15cm. Chúng có màu nâu và các chấm đen trên bụng, tuy nhiên một số loài nhện lang thang Brazil khác nhau có thể có màu sắc khác nhau.

Khi cảm thấy bị đe dọa, nhện lang thang Brazil sẽ giơ hai chân trước lên cao để đe dọa lại kẻ thù. Điều này cho kẻ thù của chúng biết rằng nhện độc đã sẵn sàng để tấn công.

Loài nhện này được đặt tên là nhện lang thang vi thói quen săn mồi của chúng. Không giống như nhiều loài nhện khác là sử dụng mạng nhện và đợi để bẫy con mồi, những con nhện lang thang Brazil đi săn mồi trên mặt đất, tìm kiếm con mồi và tấn công trực tiếp.

Chúng thường hoạt động vào ban đêm, các món ăn ưa thích là côn trùng, các loài nhện khác và đôi khi là cả các loài lưỡng cư nhỏ, bò sát và chuột.

Những điều có thể bạn chưa biết về loài nhện độc nhất thế giới

Vì độc tính cực mạnh, cùng với hành vi chuẩn bị chiến đấu khiến loài nhện này bị đánh giá là khá hung dữ. Tuy nhiên thực chất đó chỉ là hành động tự vệ, chúng chỉ tấn công khi đang săn mồi hoặc cảm thấy bị đe dọa. Thực tế ghi nhận khá ít vụ nhện lang thang Brazil gây chết người, mà phần lớn là do loài nhện góa phụ đen hay nhện ẩn dật.

Giao phối

Những điều có thể bạn chưa biết về loài nhện độc nhất thế giới
Brazil lang thang nhện, túi trứng, nhện

Nhện lang thang Brazil cái lựa chọn bạn đời khá kĩ càng và giống như nhiều loài nhện khác, nhện cái sẽ tấn công và ăn thịt bạn đời của mình sau khi giao phối. Nhện cái lưu trữ tinh trùng trong một buồng riêng biệt với trứng chứ không cho thụ tinh ngay sau khi giao phối. Khi cảm thấy thích hợp, nhện cái sẽ cho trứng được thụ tinh, sau đó nó sẽ tạo một cái túi từ tơ của mình và đẻ trứng vào đó. Vòng đời của một con nhện lang thang Brazil có thể kéo dài 1 đến 2 năm.

Nọc độc

Các nhà khoa học đã nghiên cứu nọc độc của loài nhện này từ những năm 1920 và phát hiện ra rằng đây là một sự pha trộn phức tạp nhiều loại độc tố khác nhau, bao gồm cả nhiều loại protein và peptide. Nó có tác động rất mạnh đến hệ thống thần kinh của kẻ bị tấn công, gây ra các triệu chứng như tê liệt, phù nề, co giật và nhiều hơn nữa, trong đó có cả triệu chứng cương cứng đau đớn.

Những điều có thể bạn chưa biết về loài nhện độc nhất thế giới

Năm 2007, các nhà khoa học phát hiện ra rằng ngoài việc gây đau đớn và các biến chứng trong cơ thể có thể dẫn đến tử vong, nọc độc của loài nhện lang thang Brazil còn có thể gây ra sự "cương cứng đau đớn" trong một khoảng thời gian dài. Nó làm tăng lưu lượng chất nitric oxide, giúp làm tăng lưu lượng máu, do đó mà nọc độc của nhện lang thang Brazil còn được sử dụng để chữa chứng rối loạn cương dương, với tác dụng tương tự viagra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Loài ruồi nhiều lông chuyên bơi dưới nước

Loài ruồi nhiều lông chuyên bơi dưới nước

Hồ Mono, bang California, Mỹ, là nơi trú ngụ của loài ruồi nhiều lông Ephydra hians, theo National Geographic.

Đăng ngày: 26/11/2017
Mánh khóe sinh tồn của loài nấm ký sinh Ophiocordyceps unilateralis

Mánh khóe sinh tồn của loài nấm ký sinh Ophiocordyceps unilateralis

Loài nấm này được tìm thấy trong các rừng nhiệt đới của Brazil. Các bào tử nấm thâm nhập vào loài kiến ​​cắt lá.

Đăng ngày: 24/11/2017
Tổ tiên của các loại rau quả mà ta vẫn ăn ngày nay trông như thế nào?

Tổ tiên của các loại rau quả mà ta vẫn ăn ngày nay trông như thế nào?

Bạn có hay, hầu hết những thực phẩm bạn mua ở chợ, siêu thị hay nuôi trồng ngày nay đều đã được con người thuần hóa từ hàng ngàn năm qua.

Đăng ngày: 23/11/2017
Khám phá thú vị nấm bờm sư tử đẹp mê hồn

Khám phá thú vị nấm bờm sư tử đẹp mê hồn

Nấm bờm sư tử có tên khoa học là Hericium Erinaceus, là một trong những loại nấm có hình dáng đẹp đến mê hồn.

Đăng ngày: 20/11/2017
Phát hiện một loại cỏ có vị giống... khoai tây chiên

Phát hiện một loại cỏ có vị giống... khoai tây chiên

Ngay từ lúc còn bé, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng được dạy rằng không được nếm bất cứ thứ gì trong phòng thí nghiệm.

Đăng ngày: 17/11/2017
Phát hiện mới về virus MERS-CoV khiến nhiều người lo lắng

Phát hiện mới về virus MERS-CoV khiến nhiều người lo lắng

Virus Hội chứng Hô hấp vùng Trung Đông (MERS-CoV) có thể lây nhiễm từ người sang người thông qua đường ruột chứ không chỉ qua đường hô hấp như thông tin từ trước đến nay.

Đăng ngày: 17/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News