Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua. Và dưới đây là những thông tin thú vị về vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất.
Dưới đây là những điều thú vị ít người biết đến về vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất, bao gồm tất cả các tên gọi khác nhau của ngày Trăng tròn trong mỗi tháng và những ngày nào trong năm bạn có thể chiêm ngưỡng sự kiện đầy cảm xúc này
Bao lâu Trăng tròn (Full Moon) một lần?
Cứ mỗi 29,5 ngày thì Trăng tròn một lần. Đây là lúc Mặt Trăng được chiếu sáng hoàn toàn bởi các tia sáng Mặt Trời.
Thực tế, một mặt của Mặt Trăng phải đối diện với hành tinh, mặt còn lại luôn nằm trong bóng tối nên hầu hết thời gian "trăng tròn" sẽ không tròn hoàn toàn. Chỉ khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời nằm thẳng hàng nhau thì lúc đó mặt trăng mới thực sự tròn 100% và sự thẳng hàng đó sẽ xuất hiện hiện tượng nguyệt thực.
Tại sao Trăng tròn lại có tên?
Những người Mỹ bản địa sơ khai không ghi lại thời gian bằng cách sử dụng ngày tháng theo lịch Julian hoặc Gregorian. Thay vào đó, các bộ lạc đã đặt tên mỗi lần trăng tròn để theo dõi các mùa và tháng âm lịch.
Hầu hết các tên của Trăng tròn liên quan đến một hoạt động hoặc một sự kiện diễn ra tại thời điểm ở mỗi địa phương. Tuy nhiên, đây không phải là một hệ thống thống nhất. Các bộ lạc có xu hướng đặt tên và đếm chu kỳ Trăng tròn theo phương thức khác nhau. Ví dụ như, một số bộ lạc tính bốn mùa một năm trong khi một số khác lại tính năm mùa. Một số định nghĩa một năm là 12 chu kỳ trăng tròn, trong khi những bộ lạc khác lại là 13 chu kỳ.
Theo Niên giám của những người nông dân (Farmer's Almanac), những người thực dân Mỹ đã chấp nhận một số tên Mặt Trăng và áp dụng chúng vào hệ thống lịch của họ, đó là lý do tại sao chúng vẫn tồn tại cho đến ngày nay.
Các bộ lạc đã đặt tên mỗi lần trăng tròn để theo dõi các mùa và tháng âm lịch.
Tháng Một: Wolf Moon (Trăng sói)
Trăng tròn tháng giêng được đặt tên như vậy là do vào thời gian này trong năm, dân làng thường nghe tiếng hú của bầy sói hoang đang đói. Một tên gọi khác là Old Moon (Trăng Già).
Thời gian trăng tròn: ngày 12/1.
Tháng Hai: Snow Moon (Trăng tuyết)
Trong lịch sử, tháng hai luôn là tháng tuyết rơi nhiều nhất ở Mỹ vì vậy trăng tròn tháng này được đặt tên là Snow Moon. Nó còn được gọi là Hunger Moon (Trăng Đói Khát), bởi vì việc săn bắn rất khó khăn trong điều kiện tuyết rơi dày đặc.
Thời gian trăng tròn: ngày 11/2.
Tháng Ba: Moon Worm (Trăng Giun)
Khi nhiệt độ ấm, những con giun đất bắt đầu xuất hiện và chim chóc bắt đầu tìm kiếm thức ăn. Nó còn được gọi là Sap Moon (Trăng Nhựa sống), Crow Moon (Trăng Quạ) và Lenten Moon (Trăng Chay).
Thời gian trăng tròn: ngày 12/3.
Tháng Tư: Pink Moon (Trăng Hồng)
Trăng tròn tháng 4 được gọi là Pink Moon, nhưng đừng nghĩ rằng Mặt Trăng sẽ chuyển sang màu hồng. Trên thực tế, nó được đặt tên theo những bông hoa dại màu hồng xuất hiện ở Mỹ và Canada vào đầu mùa xuân.
Mặt Trăng - có thể nhìn thấy trong khoảng 7.08 ngày thứ 3, 11.4 - còn được gọi là Egg Moon (Trăng Trứng) - bởi vì mùa xuân là mùa sinh sản, đẻ trứng. Một số bộ lạc ven biển gọi nó là Fish Moon (Trăng Cá) bởi vì nó xuất hiện cùng thời điểm cá trích bơi ngược dòng.
Mặt trăng này rất quan trọng vì nó dùng để ấn định ngày lễ Phục Sinh, là chủ nhật đầu tiên sau khi Pink Moon xuất hiện. Năm nay, Lễ Phục sinh rơi vào chủ nhật, ngày 16 /4. Pink Moon cũng là dấu hiệu bắt đầu lễ Giáng Sinh của người Do Thái.
Thời gian trăng tròn: ngày 11/4.
Tháng Năm: Flower Moon (Trăng Hoa)
Mùa xuân chính thức bắt đầu vào tháng 5, thời điểm những bông hoa đầy màu sắc nở rộ. Mặt Trăng này còn được gọi là Corn Planting Moon (Trăng Trồng Ngô), vì đây cũng là thời điểm thu hoạch mùa màng. Nó cũng được gọi là Bright Moon (Trăng Sáng) vì trăng tháng này được biết đến là mặt trăng sáng nhất trong năm. Một số người gọi nó là Milk Moon (Trăng Sữa)
Thời gian trăng tròn: ngày 10/5.
Tháng Sáu: Strawberry Moon (Trăng Dâu)
Strawberry Moon tại Glastonbury Tor vào tháng 6/2016.
Trăng tròn tháng 6 được đặt tên này vì đây là lúc bắt đầu mùa thu hoạch dâu tây. Một số tên khác của nó là Rose Moon (Trăng hoa hồng), hoặc Hay Moon (Trăng Rơm) bởi vì rơm khô cũng được thu hoạch vào thời gian này.
Mặt Trăng xuất hiện trong cùng tháng với ngày hạ chí, ngày dài nhất trong năm (ngày 21 tháng 6), khi đó chúng ta có thể tận hưởng khoảng 17 giờ ánh sáng ban ngày.
Thời gian trăng tròn: ngày 09/6.
Tháng Bảy: Thunder Moon (Trăng Sấm Sét)
Được đặt tên theo một hiện tượng phổ biến của mùa hè: sấm sét. Đôi khi nó còn được gọi là Full Buck Moon (Trăng Hươu) bởi vì đây cũng là thời điểm các chú hươu bắt đầu mọc sừng mới.
Thời gian trăng tròn: ngày 09/7.
Tháng Tám: Sturgeon Moon (Trăng cá tầm)
Các bộ lạc ở Bắc Mỹ thường bắt cá Tầm trong suốt tháng này, nhưng đây cũng là khi ngũ cốc và ngô được thu hoạch vì vậy trăng tròn tháng tám còn được gọi là Grain Moon (Trăng Ngũ Cốc).
Thời gian trăng tròn: ngày 07/8
Tháng Chín: Harvest Moon (Trăng Thu Hoạch)
Harvest Moon.
Tháng chín là thời điểm hầu hết các vụ mùa đều được thu hoạch. Mặt Trăng cũng chiếu sáng cho nông dân làm việc vào ban đêm. Một số bộ lạc cũng gọi nó là Barley Moon (Trăng Lúa Mạch).
Harvest Moon đôi khi xuất hiện vào tháng 10 - đây là lúc trăng tròn xảy ra gần thời điểm thu phân nhất (Thu phân - thời điểm bắt đầu của mùa thu tại Bắc bán cầu, khi Mặt Trời xuất hiện trên "thiên xích đạo" (Mặt Trời ở gần xích đạo nhất) và bắt đầu đi xuống hướng nam. Về mặt thời gian, thu phân bắt đầu vào khoảng 22 tháng 9 đến 24 tháng 9).
Thời gian trăng tròn: ngày 06/9.
Tháng Mười: Hunter's Moon (Trăng của thợ săn)
Ánh sáng của mặt trăng này giúp cho các thợ săn dễ dàng theo dấu con mồi trước khi bước sang những tháng mùa đông mất mùa. Nó còn được gọi là Blood Moon (Trăng Máu).
Thời gian trăng tròn: ngày 5/10
Tháng Mười một: Frost Moon (Trăng Sương Giá)
Đây là thời điểm mùa đông lạnh giá bắt đầu gõ cửa.
Nó còn được gọi là Beaver Moon (Trăng Hải Ly) bởi đây là thời gian người Mỹ bản địa đặt bẫy những con hải ly trước khi nước bắt đầu đóng băng toàn bộ.
Thời gian trăng tròn: ngày 4/11
Tháng 12: Cold Moon (Trăng Lạnh)
Cold Moon vào ngày 13/12/2016 tại Cornwall.
Tên gọi của trăng tròn tháng 12 xuất phát từ những ngày mùa đông rét buốt với đêm dài và tối hơn. Giáng sinh chỉ cách sau đó vài ngày, nên đây được xem như là Mặt Trăng trước Lễ Giáng Sinh.
Thời gian trăng tròn: ngày 3/12.
Supermoon là gì?
Supermoon (tạm dịch là Siêu Trăng) xảy ra khi Mặt Trăng di chuyển tới vị trí có khoảng cách gần với Trái Đất nhất (điểm cận địa), kích thước Mặt Trăng khi nhìn từ Trái Đất sẽ lớn hơn.
Đặc biệt, khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng xếp thẳng hàng đúng thời điểm Mặt Trăng ở điểm cận địa, Mặt Trăng sẽ sáng và có kích thước lớn hơn nhiều khi nhìn từ Trái Đất, đó được gọi là hiện tượng Siêu trăng hoặc Siêu Mặt Trăng (Supermoon).
So với kích thước của Mặt Trăng tại vị trí có khoảng cách xa nhất với Trái Đất trên quỹ đạo (điểm viễn địa), Mặt Trăng sáng hơn 30% và có kích thước lớn hơn 14% khi nhìn từ Trái Đất vào lúc xảy ra hiện tượng Siêu trăng.
Siêu Trăng có thể kéo theo hiện tượng siêu thủy triều (thủy triều lớn hơn bình thường).
Có bốn Siêu Mặt Trăng trong năm 2017, mặc dù ba trong số chúng sẽ không thể quan sát được. Chỉ có 1 lần siêu trăng được nhìn thấy là vào khoảng ngày 2/12 đến 3/12.
"Once in Blue Moon"
Cụm từ nổi tiếng này có liên quan gì đến mặt trăng không? Vâng, có liên quan đấy. Hiện tượng Trăng Xanh (Blue Moon) hiếm khi xuất hiện và chúng ta sử dụng câu thành ngữ này để chỉ một thứ hiếm khi xảy ra.
Blue Moon là một khái niệm theo phương Tây để chỉ hiện tượng trăng tròn không ăn khớp với một tháng dương lịch. Thường thì một năm dương lịch có mười hai lần trăng tròn, trùng hợp mỗi tháng có một lần trăng tròn. Nhưng do mỗi năm dương lịch/năm chí tuyến dài hơn năm âm lịch 11 ngày nên những ngày này dần dồn lại để sau khoảng hai hoặc ba năm (chính xác hơn là chu kỳ 2,7154 năm hay 7 lần trong 19 năm chu kỳ Meton) lại có thêm một lần trăng tròn.
Con người khám phá Mặt Trăng
Cho tới nay, chỉ có 12 người đã từng bước lên mặt trăng và tất cả họ đều là người Mỹ, trong đó có Neil Armstrong, người đầu tiên lên Mặt Trăng vào năm 1969 trong sứ mệnh Apollo II.
Lần cuối cùng con người đến Mặt Trăng là vào năm 1972 khi Gene Cernan tham gia sứ mệnh Apollo 17.
Mặc dù Armstrong là người đầu tiên bước đi trên mặt trăng, nhưng Buzz Aldrin là người đầu tiên đi ... vệ sinh ở đó. Trong khi hàng triệu người đang xem cảnh hạ cánh xuống mặt trăng được truyền hình trực tiếp trên truyền hình, Aldrin đã phải đi vệ sinh trong một ống được trang bị bên trong bộ đồ phi hành gia.
Khi các phi hành gia cởi mũ bảo hiểm và đi bộ trên mặt trăng, họ ngửi thấy mùi nồng nặc mà Armstrong mô tả giống như là "tro ướt trong lò sưởi" và Aldrin cho là "thuốc súng đã qua sử dụng". Đó là mùi bụi mặt trăng trên đôi giày của họ.
Khoáng chất, armalcolite, được phát hiện ra trong lần hạ cánh đầu tiên xuống mặt trăng và sau đó được tìm thấy tại nhiều địa điểm khác nhau trên Trái Đất, được đặt tên theo tên của ba phi hành gia Apollo 11, Neil ARMstrong, Buzz ALdrin và Michael COLlins.
Khoảng 600 triệu người xem tàu Apollo 11 trực tiếp trên truyền hình. Đây là một kỷ lục thế giới cho đến năm 1981, khi 750 triệu người xem lễ cưới của Hoàng tử xứ Wales và Công nương Diana Spencer.
Trước khi tàu Apollo 11 cất cánh, nhiều người đã nghĩ tới tình huống xấu nhất trong chuyến đi của 3 nhà du hành. Một trong những chuyên gia viết bài phát biểu cho Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã chuẩn bị bài phát biểu với tựa đề: "Thảm họa Mặt Trăng".
Bài phát biểu bắt đầu bằng câu: "Số phận đã quyết định rằng những người thám hiểm Mặt Trăng yên nghỉ vĩnh viễn trên đó trong thanh bình". Theo kế hoạch, nếu nỗ lực rời khỏi Mặt Trăng thất bại, trung tâm điều khiển dưới mặt đất sẽ cắt đứt mọi liên lạc với khoang đổ bộ và phó mặc mạng sống của các phi hành gia. Tuy nhiên, họ đã trở về Trái Đất an toàn và mở ra kỷ nguyên chinh phục vũ trụ cho nhân loại.
Một số thông tin thêm về Mặt Trăng:
|