Những "gương mặt" Nobel 2009

Hãy cùng điểm những “gương mặt” Nobel 2009 vừa mới lộ diện trong vài ngày vừa qua. Trong số này có những “gương mặt” của Nobel Y học, Vật lý, Hóa học và Văn học. Tuy nhiên “gương mặt” được chờ đợi nhất, Nobel Hòa bình, vẫn còn là một bí ẩn.


Jack Szostak nói chuyện điện thoại tại nhà ở Boston, Massachusetts, Mỹ, ngày 5/10 vừa qua sau khi biết ông là một trong ba người Mỹ giành giải Nobel Y học vì đã phát hiện và phân tích telomerase, enzyme giúp điều trị ung thư và lão hóa.


Người đồng giành giải Nobel Y học với Jack Szostak là Elizabeth Blackburn (phải), sinh năm 1948, tại Australia và hiện đang làm việc tại Đại học California, San Francisco, Mỹ.


Đồng chủ nhân thứ ba của giải Nobel Y học năm 2009 là Carol Greider, giáo sư khoa sinh vật học phân tử và gen tại Trường Y của Đại học Johns Hopkins. Ảnh bà nhận lời chúc mừng của một đồng nghiệp tại Baltimore, Maryland, 5/10.


George Smith tại nhà ông ở Waretown, New Jersey, Mỹ, ngày 6/10. Ông và hai nhà khoa học nữa chia nhau giải Nobel Vật lý cho công trình về thiết bị CCD được dùng trong công nghệ hình ảnh số.


Nhà khoa học Willard Boyle (trái) và vợ Betty nói chuyện với báo chí tại Halifax, Nova Scotia, ngày 6/10, sau khi được biết đoạt giải Nobel Vật lý. Ông chia sẻ một nửa giải thưởng với George Smith.


Trong khi đó, một nửa giải thưởng Nobel Vật lý 2009 thuộc về Charles Kao, một người Mỹ sinh ra ở Thượng Hải vì công trình nghiên cứu liên quan đến sợi quang học của ông.


Nhà khoa học Israel Ada Yonath (dưới cùng), giáo sư tại Viện khoa học Weizmann “tinh nghịch” khi chụp ảnh cùng các thành viên trong nhóm nghiên cứu của bà tại một cuộc họp báo ở Rehovot gần Tel Aviv, ngày 7/10. Ada Yonath chia sẻ giải Nobel Hóa học với 2 người nữa vì những nghiên cứu cho phép phát triển kháng sinh mới mạnh hơn.


Thomas Steitz, người đồng giành giải Nobel Hóa học tại phòng thí nghiệm của ông ở Đại học Yale, New Haven, Connecticut, ngày 7/10. Steitz giành giải vì “những nghiên cứu trong cấu trúc riboxôm


Đồng “tác giả” của Nobel Hóa học 2009 nữa là Venkatraman Ramakrishnan, người Mỹ.


Nhà văn, nhà thơ, nhà viết luận người Đức gốc Romania Herta Mueller ăn mừng khi biết đoạt giải Nobel Văn học 2009 vì “những tác phẩm mô tả sinh động cuộc sống ở Romania”.


Tác phẩm "Atemschaukel" mới nhất của Herta Mueller.

Loading...
TIN CŨ HƠN
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 07/03/2025
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Phát hiện mới này, nó chính thức san bằng số lượng tinh cầu xoay một ngôi sao với hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 25/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News