Những hiệu ứng không tưởng từ hạn hán
Hạn hán nghiêm trọng đang gây ra những hiệu ứng không tưởng tại California, từ chuyện sâu bọ sinh sôi đến rắn rết kéo vào nhà dân.
Hạn hán và những hiệu ứng khiến bạn bất ngờ
Bên cạnh những hậu quả dễ thấy từ hạn hán là đồng cỏ khô cằn, nước khan hiếm và thời tiết nóng bức, California đang đối mặt với tình trạng bất thường vượt quá sức tưởng tượng của dân địa phương.
Chất thải ăn mòn ống nước
Do nước trở nên khan hiếm ở California, ngày càng có nhiều người sử dụng toilet tiết kiệm nước và chỉ xả nước khi cần thiết. Điều này có thể tốt cho môi trường, nhưng lại là tin xấu đối với hệ thống cống thải, ít nhất tại San Francisco. Thành phố công nghệ cao này vẫn còn một số đường cống từ thời cơn sốt vàng (1848-1855). Người dân ở đây vẫn thải ra như thường lệ, nhưng nước xả thì ít hơn. Hậu quả là chất thải phân hủy tạo ra hydrogen sulfide (H2S), hợp chất ăn mòn bê tông trong các đường cống, theo Đài CBS. Từ đó, nguy cơ rò rỉ cống thải gia tăng.
Xác thú tràn đường
Một nhân viên cứu trợ đang ghi hình xác động vật chết do hạn hán nghiêm trọng tại Wajir, Somalia, gần biên giới Kenya. (Ảnh: Dân Trí)
Động vật dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán hơn con người. Hạn hán làm giảm thực phẩm xanh hoặc thịt cho các loài thú lớn, chúng đành phải bất chấp rủi ro để tìm thức ăn và nước uống, chẳng hạn như vượt qua các đường cao tốc. Hậu quả là tình trạng thú bị xe cán tăng lên ở tiểu bang này, theo báo cáo của Đại học California tại Davis.
Rắn tấn công nhà dân
Tình trạng thời tiết khô nẻ còn có thể dẫn đến những tình huống đối đầu nguy hiểm giữa rắn rết với con người. Nhiều vụ chạm trán với rắn đuôi chuông đã được trình báo tại miền Bắc. Do các nguồn nước cạn kiệt, loài gặm nhấm có khuynh hướng đổ xô vào nhà dân với hy vọng thỏa cơn khát, từ đó dẫn tới việc rắn đuôi chuông cũng theo vào tìm mồi, theo CBS News.
Hồi hè năm ngoái, một người ở Sacramento kiếm sống bằng nghề bắt rắn trong nhà dân cho hay trong vòng 1 tuần đã bắt được 72 con rắn có khả năng cắn chết người.
Bùng nổ “dân số” mèo
Không phải tác dụng phụ nào của hạn hán đều mang nguy cơ chết chóc. Nắng gắt, ít mưa có nghĩa là những ngày nắng ấm sẽ nhiều hơn và điều này kích thích loài mèo lên cơn động tình. Kết quả là các lứa mèo con ra đời và theo các trung tâm động vật ở Oakland, California, số lượng mèo đã tăng 30% trong mùa này so với các năm khác, khiến họ phải chật vật tìm nơi ở cho chúng, theo tờ San Francisco Chronicle.
Sâu bọ tung hoành
Trong khi hạn hán đe dọa nhiều loài động vật, các loài sâu bọ như bò cạp và nhện lại thỏa sức di truyền nòi giống trong điều kiện thời tiết ấm và khô, theo Đài CNN dẫn lời chuyên gia Jim Fredericks của Hiệp hội Quản lý côn trùng quốc gia. Một khi cái nóng gia tăng, các binh đoàn nhện kéo nhau vào trú nóng trong gara xe và nhà dân. Trong số này, có những đối tượng hoàn toàn không được con người hoan nghênh, bao gồm nhện nâu và góa phụ áo đen, theo thông tin từ trang Mother Jones.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
