Những hình ảnh bề mặt sao Kim đầu tiên từ hành trình lịch sử Venera

Venera là một chương trình vũ trụ với hàng loạt các tàu thám hiểm được Liên Xô phóng vào không gian vào những năm 1970 và 1980 nhằm nghiên cứu môi trường trên Sao Kim. Mục đích của dự án là thu được những hình ảnh đầu tiên về bề mặt của một hành tinh ngoài không gian.

Trong suốt dự án, 13 tàu đổ bộ đã tiếp cận thành công sao Kim và chuyển tải dữ liệu về "người hàng xóm" của Trái đất, 8 trong số đó hạ cánh thành công lên bề mặt và có 4 tàu gửi được những hình ảnh cực kỳ tuyệt diệu về vùng đất xa xôi này.

Venera 7 là tàu quỹ đạo trinh sát đầu tiên hạ cánh trên một hành tinh khác, được phóng lên từ Trái Đất vào ngày 17/8/1970. Sau bốn tháng "quá cảnh" trên quỹ đạo sao Kim, tàu đổ bộ rời quỹ đạo vào ngày 15 tháng 12 và tiến vào bầu khí quyển đặc quánh của hành tinh này. Sau một giai đoạn tiến hành hãm khí động học, phần đầu và tấm chắn nhiệt được giải phóng. Tấm dù được bung ra 6 phút sau đó nhằm làm chậm quá trình hạ cánh; dẫu vậy bầu không khí cô đặc tại đây cũng đủ để làm chậm quá trình dài 29 phút này. Công cuộc đáp xuống thành công, dữ liệu được truyền từ bề mặt trong vòng 1 giây trước khi mất kết nối, tuy nhiên những phân tích sau chuyến bay từ tần số vô tuyến thu được cho thấy tàu đổ bộ thực sự đã truyền được dữ liệu trong 23 phút trước đó trước khi vùi mình vào môi trường trên sao Kim. Chuyến hành trình sau đó được tiếp nối bởi Venera 8 vào ngày 27/3/1972, tiếp cận sao Kim vào ngày 22/7/1972, tàu đổ bộ khi chạm được đến bề mặt đã truyền được dữ liệu trong vòng 63 phút.

Tàu Venera 9 được phóng lên vào ngày 8/6/1975, là nhiệm vụ đầu tiên trong nỗ lực thu được hình ảnh về bề mặt của sao Kim. Dẫu tàu đổ bộ đã hạ cánh trong tình trạng tốt vào ngày 22 tháng 10, nhưng chỉ có một trong hai ống kính được tách rời. Vì vậy, thay vì thu được bức ảnh 360 độ xung quanh tàu đổ bộ như dự tính thì chỉ thu được hình ảnh 180 độ. Venera 10 đặt chân lên sao Kim vào ngày 25/10, tiếp tục mắc phải trục trặc tương tự Venera 9. Một lần nữa chỉ một trong các nắp ống kính được mở ra theo đúng kế hoạch, truyền về bức hình 180 độ trước khi hoàn toàn ngắt kết nối sau 65 phút hoạt động.


Ảnh toàn cảnh của Venera 9 là hình trên và Venera 10 là hình dưới.

Hai chuyến nhiệm vụ tiếp theo chỉ được đánh giá là thành công một phần. Venera 11 hạ cánh vào ngày 25/12 và Venera là 21/12, đều trong năm 1978. Nhưng trong cả hai nhiệm vụ này, đều có vấn đề xảy ra với ống kính, cả hai nắp ống kính đều không thể tách rời, vì vậy không thể thu được hình ảnh từ tàu đổ bộ.

Verena 13 được phóng lên vào ngày 30/10/1981 và hạ cánh trên sao Kim vào ngày 1/3/1982. Khi đặt chân lên bề mặt sao Kim, các camera bắt đầu chụp các tấm hình panorama xung quanh khu vực tàu đổ bộ. Tàu vũ trụ tồn tại trong vòng 127 phút trước khi chính thức dừng hoạt động.


Góc nhìn từ camera trái của Venera 13.


Góc nhìn từ camera phải của Venera 13.


Ảnh toàn cảnh từ Venera 13

Venera 14 là nhiệm vụ đổ bộ cuối cùng. Nó được phóng lên vào ngày 4/11/1981 và đáp xuống bề mặt sao Kim vào ngày 5/3/1982. Tàu đổ bộ đã hoạt động trong 57 phút trước khi hoàn toàn mất liên lạc.


Góc nhìn từ Venera 14.

Những hình ảnh thu được từ bề mặt sao Kim có thể không mỹ lệ như khung cảnh chúng ta được chiêm ngưỡng trên sao Hỏa, nhưng nếu xét đến điều kiện môi trường khắc nghiệt mà các tàu đổ bộ phải chống chọi để gửi về được những bức ảnh này – nhiệt độ lên tới 482 độ C và áp suất khí quyển gấp 92 lần so với trên Trái đất – thì có lẽ mọi thứ thật sự quá tuyệt diệu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News