Những hình ảnh khoa học đột phá nhất 2009
Giải thưởng Wellcome Images được trao bởi Wellcome Trust, một tổ chức nhân đạo chuyên tài trợ cho các nghiên cứu về sức khỏe. Trong 10 năm qua, tổ chức này đã trao giải thưởng cho những bức ảnh có tính chất đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu về y tế, lịch sử xã hội, chăm sóc sức khỏe và sinh học.
Dưới đây là một số hình ảnh được giải thưởng Wellcome Images năm 2009.
1. Hình ảnh được chụp qua kính hiển vị hạt giống của hoa thiên điểu – một loài hoa được ví như thiên đương của các loài chim. Loài hoa này có nguồn gốc từ châu Phi. Hoa của chúng thường có hai màu đặc trưng là da cam và xanh da trời. Hình ảnh hạt giống hoa thiên điểu đầu tiên được xuất hình trong bức tranh màu nước của họa sĩ Annie Cavanagh, nhưng sau đó đã được nhà nhiếp ảnh Dave McCarthy chụp lại như hình ảnh bên dưới. (Ảnh: Annie Cavanagh và Dave McCarthy)
2. Các chất đồng trùng hợp có thể được sử dụng trong hạt vi mô hay hay sản xuất thuốc vi lượng. Các chất trùng hợp pilime không bị phân hủy hoặc phân hủy chậm trong môi trường axít có thể được sử dụng làm vỏ bọc cho các loại thuốc con nhộng. Điều này giúp làm giảm số lần bệnh nhân phải uống thuốc trong một ngày.
Trong ảnh, những hạt màu da cam là thuốc chứa chất prednisolone được dùng điều chị cho bệnh viêm khớp. Chúng được bao bọc bên ngoài bởi một lớp đồng chất trùng hợp. (Ảnh: Annie Cavanagh)
3. Đây là hình ảnh của tinh thể aspirin được chụp qua kính hiển vi. Aspirin không chỉ được sử dụng như một loại thuốc giảm đau và chống viêm, mà còn được sử dụng để chống đông tụ. (Ảnh: M. I. Walker)
4. Đây là hình ảnh của hai tế bào hồng cầu. This image shows two red blood cells. Một tế bào hồng cầu bình thường có hình tròn màu đỏ, nhưng khi các tế bào hồng cồng bị biến dạng thành các tế bào hồng cầu hình lưỡi liềm, chúng sẽ làm giảm khả năng vận chuyển chất. Lượng hồng cầu hình lưỡi liềm cao sẽ khiến cơ thể của chúng ta giảm sức đề kháng với bệnh sốt rét. (Ảnh: Jackie Lewin).
5. Hình ảnh lông tơ có hình giống ngón tay trên thành ruột non của chuột. (Ảnh: Paul Appleton).
6. Giáo sư Harold Kroto, người được giải thưởng Nobel Hóa học năm 1996 cho công trình nghiên cứu về cấu trúc carbon và công nghệ fullerine. Nghiên cứu này đã được ông thực hiện với hai nhà khoa học Robert Curl và Richard Smalley. Trong ảnh là Giáo sư Harold Kroto tại phòng thí nghiệm một ngày sau khi giải thưởng Nobel cho công trình nghiên cứu của ông được công bố. (Ảnh: Anne-Katrin Purkiss)
7. Đây là hình ảnh của các mao dẫn (mạch máu nhỏ). Chúng có vai trò làm cầu nối giữa các tĩnh mạch và các động mạch. (Ảnh: Spike Waker)
8. Đây là bức ảnh được dựng lại bằng kỹ thuật số từ một bức vẽ bằng bút chì về cấu trúc của tim trên cơ thể con người. (Ảnh: Bill Mccokey).
9. Hình ảnh gan chuột được chụp qua kính hiển vi điện tử. Những mạch máu hình sin có vai trò rất quan trọng giúp gan sản xuất ra mật. Trong hình ảnh cũng có những đường dẫn màu xanh, là những ống dẫn mật tới ruột để giúp tiêu hóa thức ăn. (Ảnh: Jackie Lewin).
10. Đây là hình ảnh quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Các tinh trùng đang cố gắng phá vỡ lớp màng bảo vệ ở vỏ trứng. Nếu tinh trùng vượt qua “tường rào” này, một cơ thể sống sẽ được hình thành. (Ảnh: Spike Walker).
11. Hình ảnh tế bào ung thư phổi được chụp từ kính hiển vi điện tử. Những tế bào ung thư màu tía mọc thành cụm trên bề mặt tế bào của phổi. (Anne Weston).
12. Một nhóm các nhà khoa học đã dựng lên cấu trúc DNA bằng công nghệ đồ họa 3D. (Ảnh: Oliver Burston)

Sự thay đổi khủng khiếp của Trái đất do biến đổi khí hậu
Những bức ảnh phần nào nói lên sự ảnh hưởng đáng sợ của biến đổi khí hậu tới cuộc sống trên Trái đất.

Những loài động vật nguy hiểm nhất hành tinh
Bạn cứ nghĩ rằng phải là hổ, báo hay cá mập... mới thưc sự là những loài vật nguy hiểm? Nhầm to nhé, những loài động vật dưới đây tuy bé nhỏ nhưng lại nằm trong top những loại động vật nguy hiểm đối với con người.

12 di sản thiên nhiên độc đáo của thế giới
Đây là những nơi mang vẻ đẹp tự nhiên khác biệt, nằm trong danh sách Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO, nhưng không phải bất kỳ du khách nào cũng biết đến những nơi này.

Ảnh cực hiếm về mậu dịch thời bao cấp ở Việt Nam
Kéo dài từ năm 1954 đến 1986 ở miền Bắc Việt Nam, nhưng dư âm của thời “bao cấp” vẫn còn đến những năm đầu thập niên 1990.

Những chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright
Anh em nhà Wright, gồm Orville và Wilbur là những người đã đi tiên phong trong việc chế tạo ra cỗ máy có thể bay được mà chúng ta gọi là máy bay.

Khoảnh khắc máy bay vượt “tường âm thanh”
Những siêu phi cơ với tốc độ vượt tốc độ âm thanh đến cả 6 lần đã không còn là những câu chuyện viễn tưởng. Chính vì vậy người ta không còn mấy khó khăn để chứng kiến cảnh tượng tuyệt đẹp khi những chiếc phi cơ vượt qua “bức tường âm thanh” nữa.
