Những loài cây sát thủ xứng đáng đóng vai chính trong một bộ phim kinh dị

Khi nào chán động vật và tội phạm, các nhà làm phim nên cân nhắc chuyển hướng sang những loài cây này.

Khác với động vật, thực vật không thể di chuyển được. Vậy nên chúng tự tạo ra cho mình những thứ vũ khí cực kỳ nguy hiểm, đủ để khiến mọi kẻ thù phải hối hận nếu đụng vào.

Và thậm chí, một số còn được ví như sát thủ

Thật lạ là dù đầy hãi hùng như thế, thực vật vẫn chưa được các biên kịch phim kinh dị để ý tới. Đúng là cây cối thì không biết đi, nhưng đôi loài vẫn đáng sợ ngang bất cứ động vật nguy hiểm nào đấy chứ.

1. Manchineel – giết người không dao, nguy hiểm nhất hành tinh

Nếu ngày xửa ngày xưa, kế hoàng hậu không bôi thuốc độc lên quả táo thật mà lấy luôn một quả Manchineel đi lừa Bạch Tuyết ăn, thì đảm bảo là cô công chúa ngây thơ chắc chắn không bao giờ tỉnh lại được nữa.

Những loài cây sát thủ xứng đáng đóng vai chính trong một bộ phim kinh dị
Cây này đặc biệt đáng sợ bởi mọi milimet trên "cơ thể" đều chứa cả kho chất độc.

Giả sử như thế là bởi vì cây Manchineel khá giống với cây táo, chỉ khác ở chỗ là kịch độc từ gốc đến ngọn thôi.

Cây Manchineel có tên khoa học là Hippomane mancinella. Nó đặc biệt đáng sợ bởi mọi milimet trên "cơ thể" đều chứa cả kho chất độc, bao gồm luôn một số độc tố mà con người vẫn chưa biết gọi tên. Song kinh khủng hơn cả là khả năng bội nhiễm của nó. Chỉ cần chậm trễ cấp cứu một chút, người nhiễm độc cây Manchineel đã tử vong.

Không dừng lại ở đó, loài cây này còn không cho phép bạn đến gần, và đặc biệt là đừng dại dột mà trú mưa dưới tán Manchineel. Nguyên do là vì nhựa Manchineel có phorbol - một hợp chất hữu cơ có khả năng gây kích ứng da mạnh, lại rất dễ tan trong nước. Chỉ cần nước mưa chảy qua lá của nó rơi trúng người cũng đủ khiến bạn bị bỏng nặng.

Cũng đừng vì tức giận mà lôi lửa ra đốt. Khói từ cây cũng có độc, và sẽ "xin" luôn đôi mắt đang khỏe mạnh của bạn đấy!

2. Tảo lục lam - Thảm họa thủy triều đỏ

Những loài cây sát thủ xứng đáng đóng vai chính trong một bộ phim kinh dị
Cái chết hàng loạt cho các loài động vật dưới biển cũng bắt nguồn từ loài tảo này, thông qua hiện tượng "tảo nở hoa".

Một khi hiện tượng thủy triều đỏ xảy ra, chúng ta chẳng thể làm gì để giảm thiểu tác động của nó hết. Nguyên một vùng biển rộng mênh mông sẽ chết, may ra sót lại đôi ba loài ốc kiên gan.

Mọi sự sống trên hành tinh xanh đều bắt đầu từ tảo lục lam - sinh vật biết quang hợp đầu tiên. Cách đây hơn 2 tỷ năm, Trái đất vẫn chỉ là đất đá vô hồn. Nhờ có tảo lục lam xuất hiện, tích lũy năng lượng Mặt trời qua quá trình quang hợp, khí oxy mới được giải phóng.

Cũng kể từ đó, bầu sinh quyển của địa cầu mới trở nên thoáng đãng, trong lành. Thật không ngoa khi nói rằng, tảo lục lam chính là ông tổ của mọi sự sống.

Nhưng cái chết hàng loạt cũng bắt nguồn từ loài tảo này, thông qua hiện tượng "tảo nở hoa". Đó là hiện tượng tảo phát triển bùng nổ, bung ra độc tố nồng độ lớn có khả năng gây tê liệt tức thì. Đồng thời, oxy trong nước ở cả một khu vực cũng bị hấp thụ, khiến sinh vật tại đó chết hoàng loạt.

Tuy chúng ta quen gọi hiện tượng tảo nở hoa có hại là thủy triều đỏ, nhưng hoa tảo không nhất thiết phải là màu đỏ. Nó có thể mang màu xanh, cam, hồng... thậm chí là đủ 7 sắc cầu vồng.

3. Cây White snakeroot – Biến sữa bò thành chất độc không thuốc giải

Những loài cây sát thủ xứng đáng đóng vai chính trong một bộ phim kinh dị
Loài cây này có độc tính rất mạnh, mang tên tremetol.

White snakeroot (tạm dịch: bạch xà rễ) là một loại cây họ cúc ở Bắc Mỹ, có hoa màu trắng rất đẹp. Chỉ tiếc đó lại là vẻ đẹp chết chóc, bởi loài cây này có độc tính rất mạnh, mang tên tremetol.

Kỳ lạ ở chỗ cừu, dê và ngựa đều không dám đụng tới loài cây này vì sợ nhiễm độc, nhưng bò sữa thì vẫn có thể ăn mà vô sự. Chỉ có điều, cả thịt lẫn sữa của con bò sau đó sẽ nhiễm tremetol.

Nếu uống sữa hay ăn thịt con bò này, bạn sẽ nôn mửa, đau bụng dữ dội rồi rơi vào hôn mê sâu, cuối cùng từ giã cõi đời. Không ai có thể cứu được người ngộ độc sữa, bởi huyết thanh hóa giải độc vẫn chưa được chế tạo ra.

Vào thế kỷ XIX, ngộ độc tremetol đã giết hàng ngàn người. Ngay cả mẹ của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln cũng chết vì ngộ độc sữa. Còn ngày nay, các trải chăn nuôi đã phải rất cẩn thận kiểm tra cỏ cho bò ăn, nhằm chặn đứng nguy cơ nhiễm độc.

4. Cây ô đầu – giết chết người chỉ trong vòng 6 tiếng

Những loài cây sát thủ xứng đáng đóng vai chính trong một bộ phim kinh dị
Cái nguy hiểm trước đó là hoa cây ô đầu thật sự rất đẹp.

Cái nguy hiểm hơn cả ở cây ô đầu (Aconitum) là nó gây ra triệu chứng tương tự với bệnh Ebola. Nếu bác sĩ mà nhầm lẫn, bệnh nhân sẽ chết chắc. Vì virus Ebola cần đến vài tháng mới cướp đi được một sinh mạng, còn cây ô đầu thì chỉ cần đến 6h là cùng.

Còn cái nguy hiểm trước đó là hoa cây ô đầu thật sự rất đẹp. Nó nở thành từng chùm màu tím xanh, nhìn cực kỳ kiêu hãnh. Nếu không biết mà thò tay bẻ, bạn sẽ bị nhiễm độc ngay tức khắc.

Độc của cây có thể thấm qua da. Nó dễ thẩm thấu đến nỗi, dù bạn đã đeo găng tay vẫn có thể bị nhiễm độc.

Chưa hết, chi ô đầu khá đông con cháu. Nó có khoảng 250 loài khác nhau, và loài nào cũng cực độc. Rất may là loài cây này chỉ sống ở các vùng núi thuộc bắc Bán cầu. Nếu nó cứ tràn lan khắp chốn với dáng vẻ mỹ miều ấy, không biết bao nhiêu người phải mất mạng vì "lỡ tay" nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện vi khuẩn ở độ sâu khó tin, dấy lên hy vọng có sự sống ở sao Hỏa

Phát hiện vi khuẩn ở độ sâu khó tin, dấy lên hy vọng có sự sống ở sao Hỏa

Các nhà khoa học đã tìm thấy vi khuẩn sinh sống ở độ sâu khó tin trong lòng đất, khiến dấy lên hy vọng rằng có sự sống trên sao Hỏa trong môi trường khắc nghiệt tương tự.

Đăng ngày: 04/10/2018
Virus cổ xưa ẩn trong gene có thể đóng vai trò quan trọng đối với những cơn nghiện

Virus cổ xưa ẩn trong gene có thể đóng vai trò quan trọng đối với những cơn nghiện

Một phiên bản bất thường của retrovirus nằm giữa các gene liên quan đến các phản ứng hóa học trong não được tìm thấy nhiều hơn ở những người nghiện so với phần còn lại của dân số.

Đăng ngày: 02/10/2018
Lý giải được sự hình thành màu sắc quả chín ở các loài cây khác nhau

Lý giải được sự hình thành màu sắc quả chín ở các loài cây khác nhau

Theo Scientific reports, trong quá trình nghiên cứu sự tiến hóa của các loài thực vật khác nhau, các nhà khoa học đã quan tâm tìm hiểu điều gì quyết định màu sắc của các loại trái cây.

Đăng ngày: 01/10/2018
Hiện tượng kinh ngạc: Bướm đêm uống trộm nước mắt khi chim ngủ say giấc

Hiện tượng kinh ngạc: Bướm đêm uống trộm nước mắt khi chim ngủ say giấc

Tại Brazil du khách có thể chứng kiến một hiện tượng đáng kinh ngạc – sự tương tác lặng lẽ giữa bướm và chim.

Đăng ngày: 01/10/2018
Những tổ mối khổng lồ tại Nhật Bản đang khiến khoa học phải bất ngờ vì lý do này

Những tổ mối khổng lồ tại Nhật Bản đang khiến khoa học phải bất ngờ vì lý do này

Mối thì ở đâu cũng có. Mối có mặt ở mọi nơi, từ nông thôn cho đến thành phố, và có lẽ bạn chẳng lạ gì chúng đâu.

Đăng ngày: 01/10/2018
Phát hiện loài mối có thể thực hiện việc tự sinh sản mà không có con đực

Phát hiện loài mối có thể thực hiện việc tự sinh sản mà không có con đực

Các nhà khoa học lần đầu tiên xác nhận rằng, loài mối có thể thực hiện việc tự sinh sản trong một thời gian dài mà không có con đực, tự thụ tinh.

Đăng ngày: 27/09/2018
Sự thật mà bạn không ngờ tới về màu sắc của ớt chuông

Sự thật mà bạn không ngờ tới về màu sắc của ớt chuông

Ớt chuông là một loại quả tương đối đặc biệt. Tên là ớt mà không cay, và dù không đủ ngon để khiến con người ta phải chú ý.

Đăng ngày: 22/09/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News