Loài tảo nâu thường có ở các vùng biển nước lạnh, được chụp ở bờ biển California. Chúng thường có các nhánh giống cành lá thực vật trên cạn nối liền với nhau thành một dải dài màu vàng, nâu. Loại tảo này cùng với một số họ hàng của chúng có thể sử dụng như thực phẩm. Các nhà khoa học cho biết, các quần thể tảo là một trong những tổ chức sinh vật thực hiện quá trình quang hợp tích cực nhất dưới đáy đại dương. Dù sống ở dưới đáy đại dương, bọt biển hình cầu có mối quan hệ gần với động vật có xương sống trên đất liền, những loài có xương sống xốp cấu tạo từ chất canxi hoặc silic. Dưới đáy đại dương, mỗi cá thể bọt biển hình cầu là cái bẫy nguy hiểm đối với các loài giáp xác như tôm, cua... Là họ hàng với loài bọt biển hình cầu, bọt biển thủy tinh thường xuất hiện ở những vùng nước ấm. Khi chết đi, loài này tạo thành những dải đá ngầm dài và rậm rạp và có thể gây cản trở cho việc giao thông đường thủy. Có bề ngoài kỳ dị như những sinh vật ngoài hành tinh và cấu tạo khá đơn giản nhưng loài nhuyễn này là sinh vật có dây sống và có quan hệ tiến hóa rất gần với nhiều loài sinh vật biển khác gồm 17.000 loài cá, 10 loài rùa biển và 80 loài rắn biển... Tên gọi là hoa huệ biển nhưng đây là loài động vật đích thực có họ gần với các loài sao biển cũng giống như loài khác có tên dưa chuột biển. Đặc điểm chung của loài là có các đĩa đá vôi dưới da và có cấu trúc đối xứng theo hình sao năm cánh. Ngoài ra, loài này có nhiều chân dạng ống dài di chuyển nhờ hệ thống bơm sinh học mạnh mẽ. Bức ảnh chụp loài sứa mặt trăng từ dưới lên mang lại cho người xem cảm giác loài vật này hòa tan triệt để vào môi trường xung quanh. Sống cuộc sống trôi dạt dưới đáy đại dương, thức ăn của loài sứa này thường là các loài phù du. Tiến sĩ Sylvia A. Earle điều khiển tầu ngầm Nuytco, thiết bị giúp thực hiện bộ ảnh trên. Bà là người thành lập hai công ty thám hiểm đại dương và những vùng biển tối (nơi mà ánh sáng mặt trời không thể chiếu tới được) góp phần khám phá thêm những vùng biển mà nhân loại còn ít biết đến. |