Những loài thủy quái

Những loài thủy quái dưới đây có tài ngụy trang, tốc độ tấn công, hình dáng khiến con người không khỏi giật mình.

5 loài thủy quái khiến bạn bất ngờ

1. Vua ngụy trang

Người ta cứ tưởng con cá đá này chỉ là một hòn đá được phủ đầy rong rêu. Nằm ở đáy biển, con vật dài 40cm này đang chơi trò phục binh: bất động hoàn toàn với lớp da sần sùi, hình dáng và màu sắc giống y một hòn đá...

Những loài thủy quái

Khi thấy một con cá lang thang đến gần, nó bất ngờ mở to cái miệng khổng lồ, táp cả nước lẫn cái vào miệng với một tốc độ kinh hoàng. Bằng kỹ thuật săn mồi này, mắt và miệng của nó đã phải... di chuyển lên lưng! Trong bức ảnh người ta nghĩ đây là mặt của nó, thật ra đó là cái lưng!

2. Tấn công 1/100 giây

Phải mất ba ngày với 12 giờ lặn liên tục, tác giả mới chộp được những bức ảnh này. Lý do: cú tấn công của con ngựa trời biển nhanh đến mức (1/100 giây) gần như không thể nào chụp ảnh được. Lúc bình thường con vật khủng khiếp dài 40cm có lớp vỏ cứng như cua này nấp kín dưới đáy một chiếc hố đào trong cát, chỉ để ló ra hai con mắt. Nhưng khi một con cá đi ngang tầm tay, nó phóng ra, dùng hai cánh tay đầy những cái móc kẹp chặt lại. Sau đó, nó lôi con mồi vào hang ổ, không thể nào trốn thoát được.

Những loài thủy quái

3. Cây lạ

Những loài thủy quái

Như những cái dấu hỏi mọc lên trong một khu vườn tảo ở độ sâu 10m, những con cá chình vườn này đang... dùng bữa! Chúng sống trong những cái hang khoét sâu trong cát và chỉ xuất hiện khi có một dòng nước mang theo nhiều loại tảo. Chúng chui ra khỏi hang và uốn lượn tấm thân dài 70cm theo dòng nước của mình để “đánh chén” các loài sinh vật li ti. Mặc dù thế, chúng vẫn có thể nhanh chóng chui xuống hang khi phát hiện mối nguy hiểm.

4. Rắn biển tấn công

Báo động khẩn cấp! Một con rắn biển dài 1,5m lao thẳng vào Laurent. Do bị hốt hoảng vì ánh đèn của máy quay phim, con vật mất khả năng kiểm soát bản thân và lao vào ông thay vì bỏ chạy! Nọc độc của nó cũng kinh hoàng như những con rắn khủng khiếp nhất trên mặt đất. May thay, Laurent đã bình tĩnh đứng yên không nhúc nhích. Sau mấy phút, bình tĩnh trở lại, con rắn đã bỏ đi, biến mất trong sâu thẳm của vịnh Papouasie.

Những loài thủy quái

5. Cái đầu đáng yêu

Đừng tin vào vẻ bề ngoài trong vùng nước băng của Thái Bình Dương, khu vực Canada! Con quái vật này là một gã đàn ông thật sự hấp dẫn. Vì theo quan điểm sắc đẹp của loài cá sói, nó cực kỳ đẹp trai và thu hút vô số người đẹp trong thế giới của mình. Và nó cũng không hung dữ đến mức nguy hiểm. Thật ra cá sói chỉ nguy hiểm thật sự với cầu gai, tức là con nhím biển vốn là thức ăn khoái khẩu của nó.

Những loài thủy quái

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển đẹp ngỡ ngàng dưới lòng đại dương

Những loài sên biển mang đủ hình thù kỳ quái, màu sắc sặc sỡ khiến nhiều người cho rằng chúng chính là bằng chứng về các sinh vật ngoài hành tinh đang hiện diện trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2019
Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Cá mú quái vật nặng 2 tạ nuốt chửng cá mập trước mặt ngư dân Mỹ

Theo Fox News, một nhóm các ngư dân ở thành phố Everglades, bang Florida, Mỹ, có cơ hội chứng kiến con mú tặng 2 tạ ăn thịt cá mập trong chớp nhoáng.

Đăng ngày: 20/07/2018
Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Bãi cát trắng tuyệt đẹp ở Hawaii thực chất chỉ là... phân cá?

Các vùng biển nhiệt đới từ lâu đã nổi tiếng với cảnh quan đẹp tuyệt vời với bãi cát trắng sáng và làn nước biển trong lành mát rượi.

Đăng ngày: 20/07/2018
Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Cận cảnh cá mập xé xác cá voi khổng lồ ngay giữa khu lướt sóng

Một người lướt sóng đã phải cảnh báo về sự hiện diện của cá mập, khuyên những người khác không nên xuống nước.

Đăng ngày: 18/07/2018
Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Vì sao khi chết đi rồi, cá voi vẫn có ích đến hàng chục năm sau?

Ước tính hàng năm, trong mỗi đợt di cư sẽ có khoảng 70 ngàn con cá voi chết đi. Nhưng sau đó, thịt, mỡ và xương của chúng chính là nguồn sống cho nhiều loài sinh vật khác.

Đăng ngày: 17/07/2018
Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Cá heo dạt vào bờ, sơ cứu ra sao?

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Long - người thành lập Mạng lưới thú biển Việt Nam, chia sẻ 6 bước cần thiết để sơ cấp cứu cá heo một cách khoa học, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và con vật.

Đăng ngày: 17/07/2018
Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Ngộ nghĩnh cá thằn lằn, mực đuôi ngắn dưới đáy biển

Tàu Okeanos Explorer của NOAA (cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ) vừa kết thúc nhiệm vụ thám hiểm những khu vực biển ít được nghiên cứu tại khu vực Đông Nam nước Mỹ.

Đăng ngày: 16/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News