Những loại trà giúp chữa tiêu chảy hiệu quả

Tiêu chảy là bệnh thường gặp liên quan đến tiêu hóa, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến cuộc sống.

Tiệc tùng liên miên trong những ngày nghỉ lễ khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn. Nếu không muốn uống thuốc, bạn có thể dùng các loại trà sau để điều trị bệnh tiêu chảy.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc từ lâu đã là một thức uống được yêu thích, không chỉ bởi hương thơm dịu mà còn bởi công dụng trong việc chữa trị nhiều bệnh. Đặc biệt, trà hoa cúc thường được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, đau bụng, viêm loét, tiêu chảy và viêm dạ dày.

Ngoài ra, uống trà hoa cúc có thể giúp giảm đau bụng khi có kinh nguyệt và đau đầu do căng thẳng.

Trà gừng


Gừng được coi như thần dược trong việc trị bệnh tiêu chảy. (Ảnh: Mamaletter).

Gừng có chứa hai hợp chất gingerol và shogaol, có tác dụng làm giảm đau, kháng viêm. Nước ép gừng tạo ra các enzyme cần thiết để tiêu hóa thức ăn, giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu, chống lại các vi khuẩn gây tiêu chảy.

Cách làm: Gừng tươi rửa sạch, thái lát, bỏ vào ấm và đun sôi trong 5 phút. Nếu khó uống, bạn có thể bỏ thêm muối, đường hoặc mật ong.

Trà vỏ cam

Trà vỏ cam là một phương thuốc dân gian được sử dụng hàng trăm năm để ngăn chặn tiêu chảy.

Để có một cốc trà vỏ cam, bạn chỉ cần thái vỏ cam thành miếng nhỏ, cho vào nồi và đun sôi nước, để nguội, thêm mật ong và sử dụng như nước uống hàng ngày.

Trà khoai tây

Khoai tây có đầy đủ tinh bột. Khi tiêu hóa, tinh bột trong khoai tây sẽ làm phân đặc hơn và không còn ở dạng lỏng.

Cách làm: Khoai tây 2 củ rửa sạch, gọt vỏ và thái hạt lựu. Đun khoai tây trong 1 lít nước. Tắt bếp khi nước sôi, để nguội, vớt khoai tây, thêm chút muối. Nên uống trà khoai tây thay nước lọc trong suốt cả ngày.

Trà bạc hà


Uống một tách trà bạc hà sau khi ăn sẽ giúp hỗ trợ đường tiêu hóa. (Ảnh: Buzzle).

Bạc hà là hương vị ưa thích của nhiều người. Trà bạc hà có tác dụng chữa các bệnh dạ dày, giảm buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Giống như các loại trà khác, bạn có thể đun sôi nước cùng lá bạc hà, để nguội, cho thêm đường và uống.

Ngoài ra, lưu ý trong thời gian sử dụng trà, bạn nên tránh các loại nước ép trái cây hay đồ uống có ga, vì chúng có thể làm tiêu chảy nặng thêm.

Trà húng tây


Trà húng tây có tính chất làm dịu và kháng khuẩn giúp giữ cho đường tiêu hóa ổn định.

Trà húng tây có tính chất làm dịu và kháng khuẩn giúp giữ cho đường tiêu hóa và quá trình tiêu hóa ổn định. Đun sôi một cốc nước và thêm 1 muỗng cà phê húng tây. Để nguội trong 10 phút và dùng nó 1lần/ngày.

Trà thì là

Có chứa chất chống oxy hóa, trà thì là chống đầy hơi và các tác nhân gây bệnh trong dạ dày. Uống trà thì là giúp điều trị tiêu chảy, đầy hơi và tăng cường hệ thống miễn dịch đồng thời chống mất nước cho cơ thể. Bạn chỉ cần cho 1 thìa hạt thì là vào một cốc nước sồi, ngâm trà trong 10 phút, nên dùng 2 lần/ngày.

Trà quế


Trà quế có đặc tính chống viêm, giúp kiểm soát vấn đề tiêu hóa.

Trà quế là một loại trà thảo mộc khác để trị tiêu chảy. Nó có đặc tính chống viêm, giúp kiểm soát vấn đề tiêu hóa, không gây kích ứng đường ruột và làm dịu dạ dày. Bạn chỉ cần ngâm 1 thìa bột quế hoặc 2 que quế nhỏ trong nước sôi trong 10 phút cùng 1 túi trà đen, nên dùng 2 lần/ngày

Trà ngải đắng

Ngải đắng giảm các vấn đề tiêu chảy do tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm của nó. Nó làm giảm viêm trong lớp màng ruột và sự mất nước. Chỉ cần ngâm một vài lá ngải đắng với nước sôi trong 10 phút, nên uống 2 lần/ ngày.

Trà vỏ cam


Vỏ cam rất giàu pectin, hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi hoặc probiotic trong ruột.

Trà vỏ cam là một phương thuốc dân gian được sử dụng hàng trăm năm để ngăn chặn tiêu chảy. Vỏ cam rất giàu pectin, hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi hoặc probiotic trong ruột, do đó duy trì một hệ thống đường ruột khỏe mạnh. Để có một cốc trà vỏ cam, bạn chỉ cần thái vỏ cam thành miếng nhỏ, cho vào nồi và đun sôi nước, để nguội, thêm mật ong và sử dụng như nước uống hàng ngày.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Đăng ngày: 10/02/2025
Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Đăng ngày: 10/02/2025
Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Việc bảo quản thực phẩm thông minh trong những ngày Tết sẽ giúp gia đình bạn có một bữa ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 08/02/2025
10 mẹo hay để luộc bánh chưng xanh tự nhiên đón Tết

10 mẹo hay để luộc bánh chưng xanh tự nhiên đón Tết

Những mẹo sau đây là những công đoạn và bí quyết để giúp bạn có được nồi bánh chưng ngon đón tết.

Đăng ngày: 03/02/2025
Nghi lễ cúng ông Công ông Táo

Nghi lễ cúng ông Công ông Táo

Cúng ông công ông táo là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam thường được tiến hành trước 12h ngày 23/12. Tại sao lại như vậy và lễ cúng ông công ông táo cần chuẩn bị những gì?

Đăng ngày: 03/02/2025
Mẹo chọn bánh chưng an toàn và cách bảo quản

Mẹo chọn bánh chưng an toàn và cách bảo quản

Đừng vì mẫu mã đẹp mà vội mua những chiếc bánh chưng có màu xanh mướt nhé vì rất có thể chúng được luộc cùng với pin đấy.

Đăng ngày: 02/02/2025
Cách chọn lá dong và nguyên liệu gói bánh chưng

Cách chọn lá dong và nguyên liệu gói bánh chưng

Chọn nguyên liệu làm bánh chưng là một trong những công đoạn quan trọng, quyết định đến chiếc bánh chưng ngày Tết có được thơm ngon hay không.

Đăng ngày: 02/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News