Những nơi trong hệ Mặt Trời có thể chứa sự sống ngoài hành tinh
Sao Hỏa, sao Diêm Vương, mặt trăng sao Mộc và sao Thổ quy tụ những điều kiện phù hợp cho sự sống ngoài hành tinh hình thành và phát triển.
Viện nghiên cứu trí thông minh ngoài hành tinh (SETI) cho rằng hệ Mặt Trời có thể chứa những dạng sống ở cấp độ vi khuẩn và liệt kê danh sách các nơi được xem như ứng cử viên tiềm năng để phát hiện sự sống, International Business Times hôm 24/9 đưa tin.
Sao Hỏa
Mật độ boron cao ở mạch khoáng chất Catabola trên sao Hỏa. (Ảnh: NASA).
Hành tinh đỏ nằm trong số những ứng cử viên hàng đầu để tìm kiếm sự sống. Với ngày càng nhiều thông tin về thành phần hóa học và môi trường trên hành tinh, việc hy vọng tìm thấy sự sống ở đó không phải điều phi thực tế. Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện boron, nguyên liệu cơ bản cho sự sống, trên sao Hỏa.
Mặt trăng sao Mộc
Tàu vũ trụ sẽ đổ bộ xuống mặt trăng Europa trong vòng 15 năm tới. (Ảnh: NASA).
Europa là một ứng cử viên tiềm năng hứa hẹn có sự sống tồn tại trong đại dương nước lỏng ở bên dưới bề mặt. Những điểm nóng ở đáy đại dương có nhiều núi lửa nhỏ cung cấp năng lượng cho sự sống phát triển, theo Shostak.
Ganymede là mặt trăng lớn nhất trong hệ Mặt Trời, có thể hỗ trợ sự sống hình thành và phát triển trong đại dương bên dưới lớp băng dày bao phủ bề mặt.
Callisto là một mặt trăng khác có cả khí quyển và đại dương.
Mặt trăng sao Thổ
Những mạch phun ở cực nam của mặt trăng Enceladus. (Ảnh: NASA).
NASA phát hiện thành phần hóa học phù hợp để hỗ trợ màng tế bào tồn tại trên Titan, mặt trăng lớn nhất của sao Thổ. Theo Futurism, mặt trăng này còn có nhiều hồ lớn chứa đầy khí gas tự nhiên.
Enceladus, một mặt trăng khác của sao Thổ, được xem là nơi thích hợp hơn cả để sự sống hình thành. Enceladus có những mạch phun năng vào không trung. "Bạn không cần đổ bộ, không cần phải khoan, chỉ việc thu thập một ít vật liệu đem về Trái Đất và có thể bạn sẽ tìm thấy sự sống ngoài hành tinh", Shostak nói.
Sao Diêm Vương
Các nhà nghiên cứu cho rằng sao Diêm Vương có nhiều túi nước lỏng bên dưới bề mặt. Theo Shostak, bất kỳ nơi nào có nước lỏng đều có thể chứa vi khuẩn. Tàu thăm dò New Horizons quan sát bầu trời màu xanh và băng mềm màu đỏ trên sao Diêm Vương, đồng thời phát hiện vô số khu vực nhỏ có băng mềm lộ thiên.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
