Những phát hiện mới nhất về các loài có độc
Loài thú có độc đầu tiên, mặt tích cực của nọc rắn hổ mang bành, một nửa loài cá trê có nọc độc... là những khám phá mới về những loài động vật có nọc độc trên thế giới.
Một vài khám phá thú vị về các loài có độc
Nọc độc và chất độc thường đi cùng với nhau, thậm chí có nhiều sự nhầm lẫn, nhưng chúng mang nghĩa khác nhau. Những động vật hay thực vật có chất độc thì nguy hiểm khi chạm hay tiếp xúc với chúng, bởi chất độc được trải ra bên ngoài cơ thể. Trong khi đó, nọc độc được tích trữ trong một phần cơ thể như đuôi, lưỡi, răng, và được đưa vào cơ thể con mồi hay kẻ địch.
Từ khủng long có nọc độc đến sứa và cá trê... là những động vật nguy hiểm nhưng cũng là kho dược liệu mang lại lợi ích độc đáo hứa hẹn gây bất ngờ cho giới khoa học, thôi thúc các nhà nghiên cứu khám phá.
Dưới đây là một số phát hiện mới về động vật có nọc độc:
Connodonts : Những động vật có nọc độc đầu tiên trên thế giới
Hình ảnh loài conodont được các nhà khoa học phục dựng từ hóa thạch
Dựa trên sự phân tích so sánh những mẫu răng hóa thạch còn lại, các nhà sinh vật học gần đây đã cho rằng, loài conodonts là những động vật đầu tiên trên thế giới có nọc độc.
Giống như những con lươn, nhóm động vật có xương sống động vật biển không có quai hàm sống cách đây khoảng 500 triệu năm trước khi bị tuyệt chủng khoảng 200 triệu năm trước.
Khi so sánh răng của loài conodonts với răng của những loài có nọc độc khác đã tuyệt chủng và đang tồn tại, nhà sinh vật học đã phát hiện ra những rãnh tương tự nhau được sử dụng để phóng nọc độc, đặt biệt là một loại độc tố thần kinh có tên là tetrodotoxin mà hiện nay chưa có thuốc giải.
Những động vật mà hiện nay đang sử dụng chất độc tetrodotoxin bao gồm những động vật không xương sống ở biển như cá nóc, cá trăng, bạch tuộc, những con cá sa giông, cá nóc nhím, và những con cá Trigger.
Sinornithosaurus: Loài khủng long có nọc độc
Hóa thạch loài Sinornithosaurus và loài rắn hiện đại
Những con rắn hiện đại có răng nanh ở phía sau không tiêm nọc độc vào nạn nhân của chúng mà qua những rãnh và túi độc, cho phép chất độc tràn vào vết thương và gây choáng cho con mồi. Đặc tính này cũng tồn tại ở một con khủng long có kích thước bằng con gà tây, có lông phủ kín tên là Sinornithosaurus thường thấy trong những cánh rừng ở phía Đông Bắc Trung Quốc cách đây 125 triệu năm.
Theo những nghiên cứu gần đây,những mẫu hóa thạch của Sinornithosaurus cho thấy, khủng long có những đặc điểm tương tự giống như loài rắn ngày nay có răng nanh ở phía sau, đặc biệt là có một túi được liên kết với răng nanh bởi một đường rãnh dài.
Theo các nhà khoa học, một tuyến nọc được đã được tích trữ trong túi độc của Sinornithosaurus và độc tố này được dẫn qua các ống trong các đường rãnh dài đến vết cắn vào con mồi và khiến chúng không thể cử động được nữa.
Ngày nay, chỉ còn những con rồng Komodo, có thể làm suy yếu nạn nhân bằng vết cắn chứa nọc độc xuất phát từ hệ thống phát tán nọc độc giống loài khủng long Sinornithosaurus.
Loài sứa hộp có nọc độc
Loài sứa hộp này chứa chất độc từ các tua
Đối với nhiều người, sứa là loài động vật kỳ lạ và vô hại. Tuy nhiên, điều nay cần phải xem lại khi nói đến hơn 50 loài sứa, đặc biệt là loài sứa hộp, được nghiên cứu trong 3 năm gần đây.
Điều này có thể gây ngạc nhiên lớn cho nhiều người, rằng sứa hộp với màng bọc có ngòi được gọi là những tế bào trâm, có tính độc cao và thậm chí có thể gây tử vong.
Các loài sứa hộp ở Australia -loài được coi là độc nhất trong những động vật biển, hoặc loài sứa Chironex yamaguchii đã giết chết nhiều người ở Nhật Bản và Philippin.
Nhỏ hơn nhưng nguy hiểm là loài Carukia barnesi, ngòi độc của chúng có thể gây ra một hội chứng kì lạ nhưng không đe doa đến tính mạng, đó là hội chứng Irukandji.
Những triệu chứng của hội chứng này là đau lưng, đau đầu, buồn nôn và cảm giác cái chết đang đến gần. Về sau, khi nhìn thấy một con sứa trong nước, đặc biệt là có hình hộp hay hình dạng đa dạng, nên tránh ra nó ra.
Cá trê độc
Có tới hơn 1000 loài cá trê có độc, nhưng độc tính không cao
Dựa trên nghiên cứu của ĐH Michigan, Mỹ khoảng một nửa trong số hơn 3.000 loài cá trê được cho là độc. Điều này có nghĩa là ở bất kỳ nơi nào, có khoảng từ 1.250 đến 1.625 loài cá trê độc. Tin tốt là nọc độc của những loài cá trên này tương đối nhẹ và không gây nguy hiểm cho hầu hết mọi người.
Không giống như những loài động vật khác sử dụng nọc độc để săn lùng và giết con mồi, nọc độc của cá trê được sử dụng hoàn toàn đề phòng thủ.
Khi bị đe dọa bởi những loài cá lớn hơn hay người đánh cá, cá trê sẽ vọt ra những cái gai có thể gập lại được (ảnh phía dưới bên phải), đâm vào da và gây ra cảm giác kích thích nhẹ và ngứa.
Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý là kích thước càng lớn, cá trê càng độc.
Vải Jeans bảo vệ con người trước nọc độc của rắn đuôi chuông?
Vải Jean giúp cho độc tính của rắn đuôi chuông giảm đi
Chúng là loài rắn sống chủ yếu ở các vùng hoang mạc châu Phi và châu Á, hầu hết những con rắn đuôi chuông đều rất độc. Lượng nọc độc của chúng có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh của các con mồi như chuột, chim và một số loại động vật nhỏ khác, sau đó khiến cho tim của nạn nhân ngừng đập chỉ một vài phút sau khi bị cắn.
Khi con người bị cắn bởi rắn đuôi chuông, chất độc từ răng nanh của chúng sẽ ngấm vào vết thương, vào máu, làm phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm. Trong một số trường hợp, vết cắn của rắn đuôi chuông có thể dẫn tới tử vong cho con người.
Theo một nghiên cứu gần đây,quần áo bằng vải Jeans giúp sự bảo vệ chúng ta tốt hơn từ những vết cắn của rắn đuôi chuông so với các loại quần áo thông thường.
Trong nghiên cứu thú vị này, các nhà khoa học đã sử dụng găng tay chứa muối để mô phỏng chân tay của con người. Một chiếc găng tay được bao chùm bởi vải jeans và một bên thì để trống, những con rắn đuôi chuông ở Nam Thái Bình Dương nhỏ và lớn được kích động để tấn công những chiếc găng tay.
Trong khi những con rắn tấn công cả hay tay như nhau, những chiếc găng tay được bao chùm bởi vải jeans đã giảm đáng kể số lượng nọc độc mà được tiêm vào bởi những con rắn nhỏ là gần 60% và những con rắn lớn là gần 66%.
Nọc độc của rắn mang bành và con ong vò vẽ sống ký sinh: không phải tất cả đều xấu
Nọc rắn hổ mang và ong vò vẽ có thể chữa bệnh
Theo một nghiên cứu mới, nọc độc của rắn mang bành không gây tử vong, thậm chí, nọc của những con ong vò vẽ có thể là một loại thuốc mới.
Trong một nghiên cứu, nọc độc của rắng mang bành được đánh giá hiệu quả trong việc làm giảm những cơn đau khớp ở loài chuột, đặc biệt là hạn chế sự gẫy xương và sụn.
Bộ gien của các loài này được coi là chiếc chìa khóa giúp thay đổi các triệu chứng của bệnh dị ứng và ung thư. Trong khi chúng ta đang chờ đợi những loại thuốc như vậy có mặt trên thị trường thì chúng ít nhất đã đề xuất một số hy vọng trong việc cải thiện sự điều trị trong tương lai.