Những robot biết ăn thịt
Hai nhà khoa học Anh vừa chế tạo thành công những robot có khả năng bắt chuột, côn trùng và biến chúng thành điện.
James Auger và Jimmy Loizeau - hai chuyên gia của Trung tâm chế tạo robot Bristol (Anh) - công bố một số mẫu robot độc đáo dành cho hộ gia đình. Với các bộ phận chuyển động, chúng cả khả năng cảm nhận môi trường xung quanh và thực hiện các công việc cơ bản trong nhà như thông báo thời gian, thắp sáng.
Nhưng điểm đặc biệt nhất ở những robot này là chúng có khả năng bắt chuột và côn trùng. Ngoài ra, robot còn được trang bị loại pin nhiên liệu sinh học có khả năng biến chuột và côn trùng thành điện. Pin mô phỏng cách vi khuẩn tạo ra electron và ion H+ trong quá trình oxy hóa để tạo năng lượng.
Dưới đây là những robot mới của hai nhà sáng chế.
1. Robot bắt ruồi
Loại robot này được thiết kế để "nhử" nhện giăng tơ trên những chiếc cọc trên bảng. Sau khi tơ nhện xuất hiện chắc chắn nhiều con ruồi sẽ mắc vào đó. Một camera (bên phải tấm bảng) theo dõi tơ nhện suốt ngày đêm. Sau khi ruồi sa vào tơ, camera chuyển hình ảnh tới bộ phận xử lý trung tâm để kích hoạt cánh tay máy (bên trái). Cánh tay này đưa con mồi vào pin nhiêu liệu sinh học. Pin cung cấp điện cho cánh tay máy và camera. Ảnh: Auger-Loizeau.
Loại robot bắt ruồi thứ hai có một băng chuyền. Ở trên bề mặt băng chuyền người ta bôi keo dính có mùi mà ruồi thích. Ảnh: Auger-Loizeau.
Con mồi bị chặn lại ở cuối băng chuyền và rơi xuống pin nhiên liệu sinh học. Tại đây vi khuẩn tiêu hóa thịt của chúng và gây nên những phản ứng hóa học để tạo ra điện trong pin. Điện được cấp cho băng chuyền và đồng hồ LED. Ảnh: Auger-Loizeau.
2. Robot bắt côn trùng
James Auger và Jimmy Loizeau nảy ra ý tưởng chế tạo robot bắt côn trùng sau khi xem bộ phim tài liệu và thủ thuật bắt mồi của loài cây nắp ấm. Nhìn bề ngoài trông nó rất giống một chiếc đèn bàn. Những tia cực tím (chỉ phát ra từ các bóng LED vào ban đêm) nhử côn trùng vào chao đèn rồi nhốt chúng ở đó. Côn trùng sẽ được đẩy xuống pin nhiêu liệu ở phía dưới. Điện mà pin tạo ra được cấp cho các bóng LED. Ảnh: Auger-Loizeau.
3. Robot bắt chuột
Thoạt nhìn robot này giống hệt chiếc bàn bình thường. Người ta rắc ruột bánh mỳ hoặc những thứ mà chuột thích vào lỗ ở giữa mặt bàn để chuột leo lên. Khi chuột đứng vào lỗ, các cảm biến mở nắp bên dưới để con mồi rơi xuống. Thịt của chúng được đưa vào một pin nhiêu liệu sinh học. Pin này cung cấp điện cho bẫy, các cảm biến và màn hình LED trên bề mặt robot. Tất nhiên, trong mọi thời điểm khác bạn có thể sử dụng robot như chiếc bàn để nhâm nhi cà phê hoặc các loại đồ uống khác. Ảnh: Auger-Loizeau.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
