Những tấm ảnh của NASA về núi lửa trên Trái đất sẽ khiến bạn thấy mình thật nhỏ bé
NASA vốn thường được biết đến với các sứ mệnh khám phá vũ trụ, đặt chân lên mặt Trăng hay tìm kiếm những vì sao đang ẩn nấp đâu đó ở cách chúng ta hàng trăm năm ánh sáng. Nhưng bên cạnh đó, NASA còn có một công việc cũng thú vị không kém, đó là hướng góc quay camera của họ về Trái đất, chụp những tấm ảnh về chính thế giới của chúng ta – trong số đó, những khoảnh khắc được ghi lại về núi lửa là một trong những tác phẩm kỳ vĩ và lộng lẫy nhất.
Bất kỳ một nhà khoa học nào cũng sẽ nói với bạn rằng, hiểu rõ cấu trúc của núi lửa là chưa đủ để biết được chúng hoạt động như thế nào. Để thực sự khám phá những điều bí ẩn về núi lửa, chúng ta sẽ cần phải quan sát chúng từ xa. Chính vì vậy, dưới đây là 7 hình ảnh tuyệt vời nhất về núi lửa mà "phó nháy" NASA đã thực hiện.
1. Núi lửa Kliuchevskoi, Kamchatka, Nga
Một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh mẽ nhất ở Nga.
Theo Forbes, hình ảnh này được chụp bởi tàu con thoi Endeavour, trong lần bay thứ 88 vào quỹ đạo ngày 5/10/1994. Bức hình cho thấy một phần của dãy núi lửa Kamchatka vĩ đại, một trong những dãy núi lửa đang còn hoạt động mạnh mẽ nhất, nằm trên một phần của Vành đai lửa Thái Bình Dương nổi tiếng.
2. Núi lửa Fuji (Phú sĩ), Honshu, Nhật Bản
Núi Phú Sĩ là một trong những ngọn núi được tôn kính và chinh phục nhiều nhất trên thế giới.
Là ngọn núi lửa "cân xứng" nhất trên thế giới, tấm ảnh được một thành viên trong phi hành đoàn Expedition 8 thực hiện trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào năm 2004. Núi Phú Sĩ hoạt động lần cuối vào năm 1707, và các nhà nghiên cứu núi lửa nghĩ rằng nó đã quá "già" để có thể phun trào thêm một lần nào nữa.
3. Núi lửa Galeras, Colombia
Bức hình được chụp bởi UAVSAR vào ngày 3/3/2013.
Bức ảnh cho thấy cả tâm đỉnh nón mọc chồi lên từ miệng núi lửa cũ, được hình thành sau một vụ phun trào đã xảy ra từ cách đây rất lâu.
4. Núi lửa Meru, Tanzania
Núi lửa Meru có thể là ngọn núi lửa khó lường nhất ở thời điểm hiện tại.
Một ngọn núi lửa với nham thạch rất kỳ lạ, công trình đồ sộ này ở cách ngọn núi Kilimanjaro 70km. Bức ảnh màu giả được chụp năm 2002, bạn có thể thấy rõ một phần sườn núi đã bị sập hoàn toàn của nó.
5. Núi lửa Sakurajima, Nhật Bản
Sakurajima có nghĩa là "Ngọn núi hoa Anh đào".
Bức ảnh đã chụp được cột khói của một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất trên thế giới. Sakurajima từng là một hòn đảo trước năm 1914. Vào năm đó, một trận phun trào cực mạnh đã tạo ra rất nhiều dung nham và rồi sau đó chúng nối vào với đất liền của hòn đảo Kyushu. Ngày nay, ngọn núi thỉnh thoảng vẫn hoạt động trở lại và đôi khi vụ nổ còn tạo ra "sét núi lửa".
6. Núi lửa Popocatepetl, Mexico
Các chuyên gia trong lĩnh vực cho rằng đây là một trong những ngọn núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay.
Hiếm có một ngọn núi lửa nào lại có cái tên "ngọt ngào" như thế này trên thế giới, Popocatepetl (Núi phun khói) được cho là rất nguy hiểm vì nó nằm ngay gần Mexico City, nơi sinh sống của hơn 24 triệu người và một trong những thủ đô tấp nập nhất trên thế giới.
7. Núi lửa Nevado del Ruiz, Colombia
Vào năm 1985, ngọn núi lửa này đã cướp đi sinh mạng của 22.000 người kể cả sau khi nó đã ngừng phun trào.
Được chụp vào năm 2010 bởi một phi hành đoàn Expedition 23 trên ISS, đây là bức ảnh về một trong những ngọn núi lửa "chết chóc" nhất trên Trái đất. Một lần "nổi giận" của ngọn núi lửa này vào năm 1985 đã đột ngột làm tan chảy băng ở trên đỉnh của nó, châm ngòi một trận lở đất cực mạnh và nhấn chìm nhiều khu làng ở sườn núi, khiến 22.000 người thiệt mạng.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
