Ninh Bình sắp có công viên bảo tồn động vật hoang dã
Sau khi quá trình xây dựng hoàn tất, Công viên Bảo tồn động vật hoang dã quốc gia tại Ninh Bình sẽ trở thành trung tâm bảo tồn các loài động vật quý hiếm và điểm du lịch hấp dẫn.
Dự án xây dựng Công viên Bảo tồn động vật hoang dã quốc gia được thực hiện theo một quyết định của Thủ tướng về việc phê duyệt kế hoạch và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình cho biết. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập quy hoạch chi tiết công viên.
Hai con chim trong vườn quốc gia Cúc Phương tại tỉnh Ninh Bình. (Ảnh: yume.vn)
Công viên sẽ tọa lạc trên địa bàn các xã Cúc Phương, Phú Long, Kỳ Phú thuộc huyện Nho Quan.
Mục tiêu của dự án là giúp Ninh Bình trở thành trung tâm bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm tiêu biểu của quốc gia, của khu vực Đông nam Á và quốc tế. Công viên bảo tồn động vật hoang dã sẽ góp phần tích cực vào việc bảo tồn nguồn gene động vật quý hiếm, hệ sinh thái rừng tự nhiên của Việt Nam, phục vụ nghiên cứu khoa học. Nó cũng giúp các nhà bảo tồn kết hợp nhân giống và bảo tồn các loài động vật quý hiếm của Việt Nam, Đông Nam Á và thế giới.
Không chỉ phục vụ mục đích bảo tồn, công viên còn có thể trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Từ công viên, du khách có thể tham quan Vườn quốc gia Cúc Phương, khu du lịch tâm linh Bái Đính - Tràng An, Tam Cốc, Bích Động, Lịch Động. Theo đánh giá của các chuyên gia, những điểm du lịch này có thể thu hút tới hai triệu du khách mỗi năm, tạo việc làm cho khoảng 1.000 tới 1.500 người.
Với tổng diện tích đất vào khoảng 1.669ha, công viên sẽ có ba khu vực chính, gồm khu trung tâm, khu quản lý điều hành, khu dịch vụ. Các loài động vật hoang dã sẽ sống ở khu trung tâm. Sau khi quá trình xây dựng hoàn thành, công viên sẽ hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, trong đó nhà nước nắm cổ phần chi phối.
Quá trình xây dựng công viên sẽ bắt đầu từ năm 2012 với tổng kinh phí khoảng 7.634 tỷ đồng.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
