Nỗ lực diệt chuột xâm hại ăn thịt chim thất bại tại đảo Gough

Dự án tham vọng nhằm giúp một hòn đảo ở Nam Đại Tây Dương sạch bóng chuột thất bại khi nhà chức trách phát hiện loài gặm nhấm này vẫn sống sót.


Chuột mò vào tổ chim non trên đảo Gough. (Ảnh: Yahoo).

Hình ảnh từ camera điều khiển từ xa trên đảo Gough cho thấy ít nhất một con chuột sống sót sau chương trình quy mô lớn nhằm tiêu diệt chuột xâm hại. Những con chuột theo thủy thủ tới đảo vào thế kỷ 19. Chúng chuyên ăn trứng chim biển và thịt chim non.

Hàng triệu con chim làm tổ trên hòn đảo xa xôi, nhưng chuột xâm hại đang tác động ngày càng nhiều tới số lượng chim. "Chắc chắn có nhiều hơn một con chuột trên đảo", Andrew Callender, Hiệp hội bảo vệ chim hoàng gia (RSPB), nói với BBC News. "Điều đó có nghĩa dự án này không thành công theo mục tiêu chính". Callender đã giám sát dự án trong 3 năm qua. Ông và cộng sự bày tỏ sự thất vọng khi phát hiện con chuột. Họ đang nỗ lực tìm kiếm và xác định có bao nhiêu con chuột sống sót.

Đảo Gough nằm giữa châu Phi và Nam Mỹ, là ngôi nhà của một trong những quần thể chim lớn nhất thế giới. Trước khi chuột xuất hiện cách đây vài trăm năm, hòn đảo không có động vật có vú, có nghĩa những loài nguy cấp và cực kỳ nguy cấp như hải âu Tristan và MacGillivray's prion có thể làm tổ và sinh sản an toàn. Theo Callender, chim biển không tiến hóa để tự vệ trước động vật có vú ăn thịt. Khi đang ấp trứng, chim biển thường bị chuột giết chết trong vòng vài giờ.

Chương trình tiêu diệt chuột được tiến hành vào mùa đông năm 2021 ở Nam bán cầu. Những người tham gia tới đảo Gough trong một tuần bằng tàu khởi hành từ Nam Phi. Vào các ngày thời tiết thuận lợi, trực thăng sẽ rải thuốc diệt chuột trên khắp hòn đảo. Toàn bộ dự án tiêu tốn gần 12 triệu USD và đặt mục tiêu xóa sổ chuột vĩnh viễn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết

Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Đăng ngày: 19/02/2025
Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"

Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Đăng ngày: 19/02/2025
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

Đăng ngày: 16/02/2025
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh

Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Đăng ngày: 15/02/2025
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 15/02/2025
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết

Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News