Nợ nần, chính phủ Tây Ban Nha đánh thuế mặt trời

Đất nước này đang "thừa điện" vì người dân tự sản xuất được điện năng đến mức không thèm mua điện từ nhà sản xuất. Chính phủ trở thành con nợ và nghĩ đến đề xuất "đánh thuế" ánh nắng mặt trời.

Tây Ban Nha là một đất nước tràn ngập ánh nắng. Không phải ngẫu nhiên mà đất nước bò tót nổi tiếng về nguồn tài nguyên này: các thành phố như Huelva và Seville luôn tự hào vì được mặt trời chiếu sáng 3000 giờ đồng hồ mỗi năm. Với nguồn ánh sáng khổng lồ ấy, Tây Ban Nha đã tích cực theo đuổi chính sách phát triển sử dụng năng lượng mặt trời. Trong vòng mười năm qua, chính phủ nước này đã có những tiến bộ đáng kể trong việc chủ trương sử dụng năng lượng mặt trời, trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về dung tích năng lượng quang điện (PV).

Tuy nhiên cái gì nhiều quá cũng chưa hẳn là tốt. Hiện Tây Ban Nha đang tạo ra quá nhiều năng lượng mặt trời. Theo thông tin của chính phủ, lượng điện tạo ra vượt quá 60% so với nhu cầu, gây mất cân đối khiến chính phủ trở thành "con nợ" cho các nhà sản xuất điện lực. Khoản nợ không hề nhỏ, hiện đã tăng lên gần 26 tỉ euro (34,73 tỉ USD).

Vậy phải làm thế nào để giải quyết các khối nợ? Dĩ nhiên là đề xuất thuế và tiền phạt cắt cổ. Tây Ban Nha đang cố gắng thu hẹp quy mô sử dụng pin mặt trời - trong khi chính phủ từng khuyến khích và trợ cấp suốt thập kỷ qua - bằng cách áp thuế cho những ai sử dụng.

Nợ nần, chính phủ Tây Ban Nha đánh thuế mặt trời
Ảnh: Wired

Hẳn cảm giác của người dân sẽ được ví von như: Các quan chức chính phủ đang cạn kiệt ý tưởng, một ngày nọ họ ngước lên trời cao và reo lên: "Có cách rồi! Chúng ta sẽ đánh thuế mặt trời!"

Nhưng tình hình không đơn giản như vậy! Nhờ các tấm pin mặt trời, người dân không chỉ tự sản xuất ra được nguồn năng lượng rẻ hơn so với việc mua từ công ty điện lực mà còn thừa mứa đến mức bán lại cho cả nhà sản xuất. Vấn đề nảy sinh từ đây, chính phủ đang cố gắng đặt dấu chấm hết cho nó: Sẽ có một lệnh cấm bán năng lượng thừa ra đời.

Nhưng chưa hết, để đánh thuế thì phải xác định ai là người sản xuất và sản xuất ở mức độ nào. Như vậy các tấm pin mặt trời phải được hòa vào mạng điện chung. Những người chịu thuế không kết nối mạng lưới sẽ phải chịu phạt 30 triệu Euro (40 triệu USD) - khoản tiền lên tới hàng triệu! Đây là một con số gây khó hiểu cho những người dân mức sống trung bình.

Rõ ràng con số trên chỉ mang ý nghĩa "hù dọa" người dân nhằm ép họ kết nối vào mạng lưới điện để... đánh thuế. Tuy nhiên khoản thuế này sẽ khiến người dân cảm thấy việc tự sản xuất điện không còn "kinh tế" như xưa và mua điện từ các nhà cung cấp hiện hành sẽ rẻ hơn nhiều. Và đây chính là mục tiêu của chính phủ!

Có vẻ nực cười nhưng trước khi bạn lắc đầu phản đối và cho rằng luật lệ kiểu này chỉ có ở Tây Ban Nha thì hãy nhìn lại: vấn đề tương tự đang âm ỉ tại tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ. Các công ty điện lực nơi đây đang mong chờ pháp chế yêu cầu người dân rút tiền mua lấy cho họ lượng điện đang thừa mứa.

Dĩ nhiên dân chúng chẳng ai thích thuế nên chính quyền đã gọi nó bằng cái tên "phí tiện nghi" (convenience fee) nhưng về bản chất thì như nhau cả. Khi các cuộc tranh luận tại Arizona nóng lên, các bang khác sẽ được chứng kiến khoản tiền khổng lồ: 590 triệu USD được đầu tư cho doanh nghiệp và hộ gia đình chỉ riêng trong năm 2012.

Tương tự, những quốc gia khác như Đức, Mỹ... cũng sẽ theo dõi điều gì sắp xảy ra tại Tây Ban Nha. Biện pháp này vốn đã không được ủng hộ và nhiều người sẽ lo ngại rằng người dân Tây Ban Nha sẽ phản kháng theo quy mô lớn, đơn giản là họ sẽ không chịu chấp hành luật. Teresa Ribera, cố vấn cấp cao của Viện Phát Triển Bền Vững và Quan Hệ Quốc Tế (IDDRI) đánh giá bộ luật này "thiếu logic" khi "nhà nước đang nghiêm túc mời gọi nhân dân chống lại mình".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News