"Nóc nhà Đông Dương" Fansipan đã cao thêm... 4 mét
Đây là kết quả đo đạc được Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam đưa ra tại cuộc họp báo cáo kết quả xử lý dữ liệu và xác định độ cao đỉnh Fansipan, tổ chức tại Hà Nội ngày 26/6.
Độ cao này chênh hơn 4 mét so với kết quả vẫn được sử dụng chính thức trên nhiều tài liệu từ 110 năm qua là 3.143 mét do người Pháp đo đạc vào năm 1909.
Tuyết phủ trắng trên đỉnh Fansipan. (Ảnh: Phạm Ngọc Triển).
Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam Phan Đức Hiếu cho biết: Lần đầu tiên người Việt Nam bằng các phương tiện và phương pháp đo chính xác, hiện đại và đáng tin cậy nhất tự đo được độ cao của đỉnh Fansipan kể từ lần đo độ cao của người Pháp vào năm 1909. Việc đo đạc độ cao đỉnh Fansipan được Cục thực hiện bằng việc sử dụng công nghệ đo GNSS kết hợp với số liệu độ cao từ một số trạm định vị vệ tinh quốc gia và công nghệ đo thuỷ chuẩn. Có thể nói, đây là những phương pháp, công nghệ hiện đại nhất, đáng tin cậy nhất mà nước ta có thể thực hiện để đo đỉnh Fansipan trong thời điểm hiện tại.
Ông Trần Doãn Mạnh, Giám đốc Trung tâm điều tra – xử lý dữ liệu đo đạc và bản đồ, thuộc Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam (đơn vị trực tiếp thực hiện đo độ cao đỉnh Fansipan) khẳng định: Kết quả xử lý dữ liệu xác định độ cao vị trí chôn mốc và vị trí đỉnh cao nhất trên đỉnh Fansipan với giải pháp đo GNSS kết hợp xử lý mô hình Geoid địa phương là chặt chẽ và chính xác. Kết quả giá trị độ cao quốc gia được xác định tại vị trí cao nhất trên đỉnh Fansipan là 3.147,3 mét. Trung tâm đề nghị Hội đồng thẩm định thông qua giá trị độ cao đỉnh Fansipan trong hệ độ cao quốc gia là h =3.147,3 m, toạ độ trong hệ toạ độ Quốc gia là N = 22 độ 18 phút 14 giây,9; E = 103 độ 46 phút 24 giây,1 để phục vụ công bố độ cao đỉnh Fansipan.
Fansipan là ngọn núi cao nhất nằm ở trung tâm dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 33 km. Ngoài con đường chính từ thành phố Lào Cai, để tới Sa Pa còn một tuyến giao thông khác, Quốc lộ 4D nối từ xã Bình Lư, Tam Đường, Lai Châu.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết
Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"
