Nội địa của Siberia có gì đáng sợ như vậy, tại sao ngay cả những con hổ ở Siberia cũng ngại vào sâu?

Hổ Siberia (hổ Amur) là loài hổ hoang dã quan trọng nhất viễn đông, từng phân bố rộng rãi ở khu vực đông bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, từ những năm 1950, do nạn săn bắt quy mô lớn và tàn phá môi trường sống, quần thể đã suy giảm nghiêm trọng, ở Vườn quốc gia Hổ và Báo Đông Bắc vào năm 2017, chỉ có 27 con.

Tuy nhiên những năm gần đây, số lượng hổ Siberia hoang dã ở Trung Quốc cũng đang dần tăng lên cùng với sự xuất hiện dần về hiệu quả bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ động vật Khi Vườn quốc gia hổ Siberia chính thức được thành lập vào năm 2021, số lượng hổ Siberia hoang dã cũng đã tăng lên 50 con.


Hổ Siberia là loài chịu lạnh tốt nhất.

Trong số chín phân loài hổ hiện đại, bao gồm ba loài hổ đã tuyệt chủng, hổ Siberia là loài chịu lạnh tốt nhất, và nó phân bố ở đông bắc Châu Á.

Hổ là loài săn mồi có yêu cầu về môi trường sống cao. Một con hổ Hoa Nam cần lãnh thổ khoảng 70 km vuông rừng, và hổ Amur cũng không là ngoại lệ, tỉ lệ thuận theo thân hình, chúng cũng yêu cầu khu vực lãnh thổ rộng lớn hơn, thậm chí có thể lên tới 500 km vuông.

Thật kỳ lạ khi nói rằng, dù trong lịch sử hay trong thời hiện đại, sự phân bố của hổ Siberia ở Nga chỉ giới hạn ở góc đông nam của Nga, và không hề có bóng dáng của hổ xuất hiện trong các khu vực nội địa rộng lớn hơn của Siberia.

Hổ là loài có khả năng di chuyển cao và tập tính thám hiểm cực kỳ mạnh, từ khi sinh ra ở Đông Á, chúng đã nhanh chóng lan rộng đến hầu hết các khu rừng ở Châu Á. Nhưng tại sao loài này không đi sâu hơn vào nội địa của Siberia?


Hổ là loài săn mồi có yêu cầu về môi trường sống cao.

Không có thức ăn trong nội địa của Siberia?

Nguồn lợi con mồi là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài săn mồi, vì vậy nhiều người cho rằng lý do khiến hổ Amur không tồn tại được trong nội địa Siberia là do ở đó thiếu các loài động vật móng guốc lớn.

Vậy thực sự có phải như vậy không? Hãy cùng xem sở thích săn mồi của hổ Siberia. Một nghiên cứu sinh thái học trên dãy núi Sikhote cho thấy con mồi chính của hổ Amur là một số loài động vật móng guốc vừa và lớn như : hươu đỏ, lợn rừng, hươu sao, nai sừng tấm, v.v.

Ở những khu vực mà con mồi lớn tương đối khan hiếm, hổ Siberia sẽ tăng tỷ lệ săn mồi của những con mồi vừa và nhỏ.

Trong khu vực nội địa của Siberia, mặc dù cực kỳ lạnh giá, nhưng nguồn lợi đến từ các loài động vật móng guốc vừa và lớn ở đây tương đối dồi dào, và vẫn có một số lượng lớn tuần lộc, lợn rừng, nai sừng tấm, v.v.

Những động vật móng guốc này chính xác là con mồi cơ bản của hổ, vì vậy không nói rằng không có con mồi cho hổ trong nội địa Siberia.


Lợn rừng là một trong những con mồi được nhắm đến mỗi khi hổ đi săn.

Hổ có sợ những kẻ săn mồi mạnh mẽ khác không?

Cạnh tranh giữa các cá thể là một hiện tượng phổ biến trong tự nhiên, ngoài thức ăn, cường độ cạnh tranh cũng ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài.

Trong các khu vực nội địa của Siberia, những loài động vật ăn thịt chủ yếu là gấu nâu và sói xám, vì vậy một số người cho rằng gấu nâu lớn hơn hổ Siberia, và những con sói có lợi thế về số lượng. Do đó đây là lý do khiến cho hổ Siberia không tiến sâu vào nội địa.

Vậy câu nói này có đúng không? Trong thế giới động vật, thể hình kém thường đồng nghĩa với việc sức bền kém, từ xa xưa đã có câu “hổ không thể đánh thắng một bầy sói”, tuy nhiên khi kiểm tra dữ liệu của một số nghiên cứu về động vật hoang dã của Nga, bạn sẽ thấy câu nói này không hoàn toàn đúng.


Khu vực nội địa của Siberia, những loài động vật ăn thịt chủ yếu là gấu nâu và sói xám

Các nhà khoa học đã nghiên cứu cấu trúc chế độ ăn của hổ Siberia ở vùng Sikhote-Alin và phát hiện ra rằng gấu chiếm 7,1% khẩu phần ăn của hổ, và 1% trong số đó là gấu nâu Ussuri. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc tế, hổ Siberia cũng góp mặt trong danh sách thực đơn của gấu nâu Ussuri, chiếm 0,5%.

Nhiều tài liệu thám hiểm khoa học đã ghi lại hiện tượng “tiếp xúc lẫn nhau” giữa hổ bắt gấu và gấu ăn thịt hổ. Tuy nhiên, gấu nâu là loài ăn tạp, thức ăn từ thực vật chiếm hơn 90%, do đó nó không phải là loài săn mồi chủ đạo, và sự cạnh tranh trực tiếp với hổ cũng không gay gắt.

Các dữ kiện đã chứng minh rằng, gấu nâu cũng là con mồi quan trọng của hổ Siberia.

Hổ Siberia và sói xám ở Nga đã chiến đấu và cạnh tranh với nhau từ xa xưa, người ta nhận thấy rằng khi số lượng hổ Siberia còn nhiều, sói xám trong khu vực rất thấp.

Khi hổ Siberia bị săn bắt với số lượng lớn, số lượng sói xám tăng lên nhanh chóng, về sau, khi hổ Siberia được bảo vệ và phục hồi dần thì số lượng sói xám cũng sụt giảm dần.

Sau những năm 1980, số lượng hổ Siberia ở Nga đạt mức cao và duy trì ổn định trong thời gian dài, lúc này sự phát triển dân số của loài sói xám lại đình trệ.

Một lượng lớn bằng chứng cho thấy hổ là loài không có thiên địch, và trong tự nhiên sẽ không có loài động vật nào có thể kìm hãm được sự phát triển của chúng.


Hổ Siberia và sói xám ở Nga đã chiến đấu và cạnh tranh với nhau từ xa xưa.

Lý do thực sự tại sao hổ Amur không sinh sống trong vùng nội địa của Siberia

Từ xưa đến nay, chỉ có một lý do thực sự khiến hổ Siberia không lan rộng đến nội địa của Siberia, đó là vấn đề môi trường, khu vực này bị bao phủ bởi lớp tuyết dày quanh năm, rất bất lợi cho việc săn mồi của hổ.

Hổ là loài đứng đầu trong hệ sinh thái rừng, với màu cơ bản là màu cam và các sọc màu nâu sẫm, theo đó đây không phải là màu ngụy trang tốt trên tuyết và rất dễ bị con mồi phát hiện.

Hơn nữa, hổ không có móng như linh miêu nên việc di chuyển trên tuyết dày sẽ trở nên rất khó khăn, nên hổ Siberia rất ngại đi sâu vào trong nội địa. Ngoài ra các đặc điểm săn mồi, phục kích của loài hổ cũng gặp rất nhiều bất lợi trong môi trường tuyết quá dày như ở nội địa của Siberia.


Khu vực bị bao phủ bởi lớp tuyết dày quanh năm, rất bất lợi cho việc săn mồi của hổ.

Do đó, loài hổ Siberia, về lý thuyết thì môi trường sống của chúng sẽ là ở vùng Viễn Đông của Nga, nhưng vì các khu vực nội địa của Siberia không thích hợp để chúng tồn tại, nên thực tế loài này lại phân bố nhiều hơn ở đông bắc Trung Quốc và đông nam của Nga. Theo dự đoàn của các nhà khoa học, trong tương lai, những con hổ Siberia của Nga sẽ tiếp tục tràn qua biên giới để tiến vào đông bắc Trung Quốc vì ở đây có môi trường sống thuận lợi hơn.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất