Nồng độ CO2 trong khí quyển Trái Đất chạm ngưỡng 415ppm: cao nhất từ khi loài người xuất hiện

Nồng độ CO2 trên Trái Đất đã chạm ngưỡng 415 phần triệu (ppm) - mức cao nhất từ khi loài người xuất hiện trên hành tinh này. Con số này được lấy từ trạm quan sát Mauna Loa ở Hawaii.

Nhà khí tượng học nổi tiếng Eric Holthaus với tên tuổi gắn liền với những hoạt động kêu gọi chống biến đổi khí hậu đã đăng tweet rằng: “Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hành tinh, nồng độ CO2 trong khí quyển chạm mốc 415 ppm. Con số kỷ lụcnày không chỉ tính từ khi sử sách chép lại, không chỉ tính từ khi nông nghiệp được phát minh ra vào 10 ngàn năm trước, mà tính từ khi loài người hiện đại đã tồn tại từ hàng triệu năm trước".

Theo các nhà khoa học, lần “gần đây nhất” lượng CO2 đạt mức cao như vậy là vào khoảng 3 triệu năm trước, khi nhiệt độ trung bình của Bắc Cực còn ở mức 15 độ C. Khi đó, Bắc Cực còn được bao phủ bởi cây xanh chứ không phải băng đá như bây giờ, đồng thời mực nước biển bình quân cũng được cho là cao hơn ít nhất là khoảng 25 mét.


Lượng phát thải co2 chủ yếu do hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch gây ra.

Và chính lượng phát thải CO2 mà nguồn chủ yếu chính là hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch của con người, khiến cho nhiệt bị giữ lại ở Trái Đất thay vì phân tán ra không gian. Từ đó dẫn tới hàng loạt những hệ lụy như nước biển dân cao, lũ lụt, bão lớn, hạn hán, cháy rừng,… cùng hàng loạt những thảm họa khác. Liên Hiệp Quốc gần đây cũng đã công bố một nghiên cứu lớn chưa từng thấy, trong đó chỉ ra biến đổi khí hậu và hoạt động của con người đã dẫn tới sự tuyệt chủng của hơn 1 triệu loài động thực vật.

Bên cạnh đánh một cột mốc kỷ lục đáng sợ trong lịch sử hành tinh Trái Đất, con số 415 ppm còn cho thấy nồng độ CO2 trong khi quyển vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm, bất chấp nhiều nỗ lực của con người, bao gồm cả hiệp định chống biển đổi khí hậu Paris. Và con số này còn dóng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các quốc gia phải có những hành động thiết thực và nhất quán hơn trước nhiệm vụ cấp bách là cứu con cháu chúng ta khỏi thảm họa về sau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khí hậu Địa Trung Hải

Khí hậu Địa Trung Hải

Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Đăng ngày: 12/02/2025
Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Đăng ngày: 11/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News