Núi lửa Sinabung lại phun trào dữ dội

Lúc 4g45 sáng sớm nay 3-9, núi lửa Sinabung trên đảo Sumatra của Indonesia lại phun với mức độ mạnh nhất trong vòng vài ngày qua. Các cột khói cao đến 3.000 mét làm rung chuyển những ngôi nhà và cây cối trên sườn núi, khiến dân làng hoảng hốt di tản đến vùng an toàn.

Đợt phun này thực sự rất mạnh”, anh Anto Sembiring 37 tuổi cho biết. Anh phải vứt bỏ cửa hàng cà phê của mình lại để chạy trốn cùng với hàng trăm người khác. “Mọi thứ quanh chúng tôi đều rung lên bần bật. Nhiều người dân trước đó còn không tin cảnh báo của nhà nước”.


Sáng nay 3-9, núi lửa Sinabung lại tiếp tục phun trào mạnh hơn.

Anh Surono, người phụ trách Trung tâm cảnh báo núi lửa của Indonesia, cho hay đây là đợt thứ ba và là đợt mạnh nhất. Rung chấn từ hoạt động phun trào này có thể cảm nhận từ cách xa 8km. Không khí bị bao phủ trong đám khói bụi đầy khí sulfur và người ta chỉ nhìn rõ mọi thứ trong vòng vài mét.

Núi Sinabung thức giấc trở lại lần đầu tiên sau 40 năm vào hôm 29-8 với cột khói cao khoảng 1.500 mét, lần hai vào hôm 30-8 với độ cao lớn hơn 2.000 mét và lần này 3-9 đã lên tới 3.000 mét.

Ít nhất 30.000 người dân đã phải sơ tán khỏi những triền núi màu mỡ của tỉnh Bắc Sumatra để sống trong các khu lều tạm. Nhưng sau đợt phun thứ hai, khi tình hình có vẻ yên ắng trở lại, người dân lại trở về nhà chăm sóc những đám rau màu bị tro bụi phủ kín, tiếp tục làm ăn bất chấp cảnh báo của các chuyên gia.

"Đúng là ai cũng sợ phát khiếp và vắt chân lên cổ chạy”, anh Sembiring kể lại.

Indonesia là đất nước của núi lửa, với 129 miệng núi đang hoạt động bởi nằm trong “vành đai lửa” kéo dài từ bán cầu tây qua Nhật Bản và Đông Nam Á.

Năm 1815, núi lửa Tambora phun trào đã chôn vùi các cư dân của đảo Sumbawa trong tro bụi, khí độc và đá, giết chết 88.000 người.

Năm 1883, núi lửa Krakatoa phun mạnh đến nỗi tiếng nổ của nó có thể nghe thấy từ cách đó 3.200km và làm đen kịt bầu trời trong vài tháng. Ít nhất 36.000 dân đã chết trong đợt phun trào đó và cơn sóng thần tiếp sau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News