Núi lửa 500.000 năm tuổi có thể sắp hoạt động lại ở Trung Quốc

Các nhà khoa học Trung Quốc cảnh báo về một ngọn núi lửa được cho là đã “tuyệt chủng” dường như đang có các dấu hiệu hoạt động trở lại.

Các nhà khoa học từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đang nghiên cứu núi lửa Weishan nằm bên trong cánh đồng núi lửa Ngũ Đại Liên Trì ở phía đông bắc của Trung Quốc. Núi lửa này phun trào lần cuối vào khoảng 500.000 năm trước, nhưng đã có những vụ phun trào khác gần đây hơn rất nhiều trong khu phức hợp.

Núi lửa 500.000 năm tuổi có thể sắp hoạt động lại ở Trung Quốc
Núi lửa nằm trong cánh đồng núi lửa Ngũ Đại Liên Trì ở phía đông bắc của Trung Quốc.

Vụ phun trào cuối cùng tại địa điểm này là vào năm 1776. Một nghiên cứu do nhà nghiên cứu Ji Gao dẫn đầu được công bố trên tạp chí Geology mới đây cho biết có thể có hoạt động diễn ra từ trước thời Weishan. Nhóm nghiên cứu đã tạo ra một bản đồ 3D cho thấy cấu trúc bên dưới, dường như xác định hai túi magma.

Trước đây, các nhà khoa học cũng đã xác định được một khoang magma nông bên dưới núi lửa. Trong nghiên cứu mới nhất, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy khoang nông này ở lớp vỏ trên, cùng với một cái khác sâu hơn, ở lớp vỏ giữa.

Các nhà nghiên cứu nói rằng những phát hiện này phù hợp với các mô hình cho thấy magma ở lớp vỏ giữa có thể đóng vai trò là nguồn để nạp lại khoang magma ở lớp vỏ trên. Dựa trên phân tích, các nhà nghiên cứu cho rằng phần tan chảy của magma trong các buồng bên dưới núi lửa vào khoảng 15%. Các vụ phun trào thường được cho là xảy ra khi con số này lên tới 40%, nhưng các nhà nghiên cứu đã cảnh báo việc giám sát lớn hơn phải được đưa ra.

Họ cũng lo ngại rằng một số trận động đất được báo cáo trong khu vực kể từ năm 2008 có thể chỉ ra sự di chuyển của magma. Đây là một tín hiệu cho thấy một vụ phun trào có thể đang diễn ra.

"Xem xét các vấn đề tan chảy đáng kể và các trận động đất cùng chấn động mạnh xảy ra xung quanh các hồ chứa magma, núi lửa Weishan có thể đang trong giai đoạn tích cực với việc nạp lại magma, các nhà nghiên cứu thông tin.

Trước khi có phát hiện mới, các nhà địa chất đã tập trung sự chú ý vào núi Trường Bạch (núi Bạch Đầu, núi Paektu) là một ngọn núi dạng núi lửa nằm trên biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc. Núi lửa này phun trào vào năm 946 sau Công nguyên và được coi là một trong những sự kiện núi lửa mạnh nhất được ghi nhận với khu vực bụi phóng xạ kéo dài từ Nhật Bản đến Greenland.

Tuy nhiên, các chuyên gia khác không liên quan đến nghiên cứu hiện đang tỏ ra nghi ngờ về những phát hiện này.

Xu Jiandong, giám đốc bộ phận nghiên cứu núi lửa tại Cục quản lý động đất Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho biết nếu thực sự có những khoang magma khổng lồ trong khu vực, chúng ta nên phát hiện ra một số hoạt động địa chấn liên quan. Nhưng cho đến nay, sau nhiều thập kỷ theo dõi gần như không có gì. Toàn bộ khu vực này rất yên tĩnh.

Tuy nhiên, dù ở mức độ hoạt động như thế nào, nghiên cứu mới đã tiết lộ rằng các núi lửa ở phía đông bắc Trung Quốc có thể đang trong giai đoạn hoạt động trở lại. Điều này đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người và môi trường trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Động đất 5,3 độ ở Sơn La, dư chấn đến Hà Nội, các tòa nhà rung lắc mạnh

Động đất 5,3 độ ở Sơn La, dư chấn đến Hà Nội, các tòa nhà rung lắc mạnh

Trận động đất mạnh xảy ra ở Sơn La gây ra dư chấn mạnh khiến các tòa nhà ở Hà Nội rung lắc mạnh.

Đăng ngày: 27/07/2020
Đập Tam Hiệp

Đập Tam Hiệp "oằn mình" hứng đợt lũ thứ ba

Mực nước hồ chứa đập Tam Hiệp tăng nhanh khi các nhánh thượng lưu sông Trường Giang hứng chịu đợt lũ thứ ba trong năm.

Đăng ngày: 27/07/2020

"Sóng thần" bụi cao 100m đỏ quạch trời, bủa vây thị trấn nhỏ Australia

Đoạn video cho thấy một trận bão bụi đỏ đã bủa vây thị trấn Dubbo ở bang New South Wales, Australia vào đúng ngày cuối cùng của năm 2018, trông hệt như cảnh tượng ngày tận thế.

Đăng ngày: 25/07/2020
Thời tiết ngày càng khó dự đoán vì nguyên nhân ít người để ý

Thời tiết ngày càng khó dự đoán vì nguyên nhân ít người để ý

Đại dịch Covid-19 và dự báo thời tiết, 2 câu chuyện tưởng chừng không liên quan với nhau thực tế lại có mối quan hệ mật thiết.

Đăng ngày: 25/07/2020
Vỡ đập ở Quảng Tây có thể là dấu hiệu cho thảm họa sắp tới

Vỡ đập ở Quảng Tây có thể là dấu hiệu cho thảm họa sắp tới

Một con đập ở Quảng Tây, Trung Quốc, đã vỡ vào tháng 6 sau những trận mưa lớn. Đây là dấu hiệu cảnh báo cho 94.000 con đập cũ kỹ xây dựng từ những năm 1950 và 1960 của Trung Quốc.

Đăng ngày: 24/07/2020
Nghiên cứu khoa học cho thấy mùa hè đang ngày càng nguy hiểm với nhân loại

Nghiên cứu khoa học cho thấy mùa hè đang ngày càng nguy hiểm với nhân loại

Tính đến năm 2100, khoảng 1,2 tỷ người trên trái đất sẽ bị sốc nhiệt, cao gấp 4 lần so với hiện nay.

Đăng ngày: 23/07/2020
Sông Hoài (Trung Quốc) sắp phải gánh chịu 2 đợt mưa lớn

Sông Hoài (Trung Quốc) sắp phải gánh chịu 2 đợt mưa lớn

Tiếp sau Trường Giang, sông Hoài và Hoàng Hà sẽ là những con sông phải căng mình chống lũ trong thời gian tới ở Trung Quốc.​

Đăng ngày: 23/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News