Núi lửa lớn nhất châu Âu có thể trượt xuống biển gây sóng thần

Núi lửa Etna ở Sicily, Italy đang bị trọng lực kéo xuống biển, khiến sườn núi có nguy cơ sụp đổ gây ra sóng thần trong tương lai.

Các nhà khoa học phát hiện sườn phía đông nam của núi lửa Etna ở Italy đang nhô cao trên mặt đất và chìm xuống biển cùng lúc, Live Science đưa tin. Hai vận động này có thể dẫn tới nguy cơ sụp đổ sườn núi, theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Science Advances hôm 10/10.

"Chúng ta cần hiểu rõ hơn sự chuyển dịch này diễn ra như thế nào và những tác nhân nào có thể gây ra sự sụp đổ", Morelia Urlaub, nhà nghiên cứu địa động học hải dương ở Trung tâm nghiên cứu đại dương GEOMAR Helmholtz tại Kiel, Đức, cho biết. Etna là núi lửa lớn nhất và hoạt động mạnh nhất ở châu Âu. Ngọn núi này liên tục hoạt động từ năm 6000 trước Công nguyên và đang ở chu kỳ phun trào kéo dài từ tháng 9/2013, theo Chương trình núi lửa học toàn cầu của Viện Smithsonia.

Núi lửa lớn nhất châu Âu có thể trượt xuống biển gây sóng thần
Núi lửa Etna hoạt động liên tục suốt hàng nghìn năm. (Ảnh: Wikipedia).

Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu vệ tinh và các phép đo GPS. Họ quan sát thấy sườn đông nam của núi lửa Etna đang tiến dần về phía biển trong ít nhất 30 năm qua. Hồi tháng 3, các nhà khoa học đến từ Đại học Mở ở Anh báo cáo sườn núi dịch chuyển trung bình khoảng 14 milimet mỗi năm trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2012.

Theo Urlaub, giới nghiên cứu đang tranh cãi kết quả trên là do magma chuyển động phía dưới và trong lòng núi hay do ảnh hưởng của trọng lực. Núi lửa Etna thường xuyên phun vật chất lên sườn núi, và trọng lực kéo vật chất mới theo chiều hướng xuống. "Đó là điều phổ biến với núi lửa lớn. Chúng mở rộng ở chân núi", Urlaub nói.

Sườn núi tiếp tục nằm dưới bờ biển Sicily và Địa Trung Hải. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đo mức độ dịch chuyển xuống dưới mực nước biển của sườn núi. Sử dụng mạng lưới cảm biến dưới đáy biển, Urlaub và cộng sự đo cách âm thanh truyền giữa các bộ tiếp sóng cách 90 phút từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2017. Thời gian âm thanh truyền đi hé lộ khoảng cách giữa các bộ tiếp sóng, qua đó nhóm nghiên cứu có thể phát hiện bất kỳ thay đổi nào ở đáy biển trong thời gian nghiên cứu.

Họ nhận thấy trong 8 ngày vào tháng 5/2017, một đứt gãy ở sườn ngầm của núi lửa dịch chuyển 4cm. Đây không phải là động đất bởi sự chuyển dịch diễn ra không kèm theo sóng địa chấn mà là hiện tượng trượt nghiêng. Khu vực nơi nhóm nghiên cứu đo hiện tượng trượt nghiêng cách xa buồng magma ở trung tâm của Etna. Điều đó có nghĩa dịch chuyển trên không phải do magma dâng lên bên trong buồng chứa ngầm dưới lòng đất của núi lửa. Nó do tác động của trọng lực gây ra.

"Từ những núi lửa khác trong ghi chép địa chất, chúng tôi biết thảm họa sụp đổ kiểu này gây ra sạt lở đất cực lớn và nhanh. Nếu đất sạt lở rơi xuống biển, chúng có thể tạo nên sóng thần", Urlaub nhấn mạnh. Nhóm nghiên cứu nhận định cần theo dõi kỹ hơn để phát hiện bất kỳ thay đổi nào về vận động của sườn núi và ước tính nguy cơ sụp đổ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Sức tàn phá khủng khiếp của cơn bão mạnh nhất 50 năm đổ bộ bờ Đông nước Mỹ

Sức tàn phá khủng khiếp của cơn bão mạnh nhất 50 năm đổ bộ bờ Đông nước Mỹ

Cơn bão “quái vật” Michael cấp độ 4 đã đổ bộ vào gần bờ biển Mexico, bang Florida (Mỹ) vào 1h30 chiều 10/10 (giờ địa phương), kèm theo gió 250km/h có nguy cơ tàn phá chết người.

Đăng ngày: 11/10/2018
Miền nam nước Mỹ hứng bão mạnh nhất thế kỷ

Miền nam nước Mỹ hứng bão mạnh nhất thế kỷ

Bão Michael đổ bộ bang Florida với sức gió lên tới 250km/h, khiến đường phố ngập lụt, tàn phá nhà cửa và ít nhất một người thiệt mạng.

Đăng ngày: 11/10/2018
Động đất 6 độ gây sập nhà ở Indonesia, ít nhất ba người chết

Động đất 6 độ gây sập nhà ở Indonesia, ít nhất ba người chết

Các nạn nhân thiệt mạng khi những tòa nhà đổ sập trong trận động đất ở độ sâu 10km xảy ra sáng nay ngoài khơi đảo Java và Bali.

Đăng ngày: 11/10/2018
Các nước trên thế giới chỉ còn cơ hội rất mong manh để cứu Trái đất

Các nước trên thế giới chỉ còn cơ hội rất mong manh để cứu Trái đất

Lời cảnh báo trên đã được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc đưa ra trong báo cáo công bố ngày 8/10.

Đăng ngày: 09/10/2018
Italy: Động đất làm rung chuyển đảo Sicily, hàng chục người bị thương

Italy: Động đất làm rung chuyển đảo Sicily, hàng chục người bị thương

Những thông tin ban đầu cho biết trận động đất xảy ra vào lúc 2 giờ 34 phút sáng 6/10 với tâm chấn tại thị trấn Santa Maria di Licodia ở độ sâu khoảng 9km.

Đăng ngày: 08/10/2018
Còn 5.000 người mất tích sau động đất, sóng thần Indonesia

Còn 5.000 người mất tích sau động đất, sóng thần Indonesia

Vẫn còn ít nhất 5.000 người mất tích tại hai khu vực ảnh hưởng nặng nhất ở thành phố Palu sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 28/9.

Đăng ngày: 08/10/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News