Núi lửa Nga giống lối vào địa ngục trong ảnh vệ tinh

Vệ tinh của NASA chụp hình ảnh ấn tượng về một ngọn núi lửa của Nga đang phun trào tro bụi, gợi liên tưởng tới lối vào địa ngục.

Các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chụp ảnh núi lửa Shiveluch nằm trên bán đảo Kamchatka của Nga hôm 20/8 bằng thiết bị đo phóng xạ và phát xạ nhiệt (ASTER) trên vệ tinh Terra. Đây là một phần trong chương trình hợp tác giữa NASA và các nhà khoa học Nhật Bản nhằm theo dõi ô nhiễm, giám sát khí hậu và khí quyển của Trái Đất, theo Cnet.

Núi lửa Nga giống lối vào địa ngục trong ảnh vệ tinh
Một vệ tinh của NASA bắt gặp cảnh tượng núi lửa Shiveluch ở Nga phun trào. (Ảnh: NASA).

Nhìn vào bức ảnh, chúng ta có thể thấy núi lửa Shiveluch trông như một cánh cổng dẫn tới địa ngục, đang tích cực phun ra tro bụi. Khu vực màu sáng là các đám mây bay lượn xung quanh. Ngọn núi lửa nhỏ hơn mang tên Bezymianny nằm ở bên dưới càng làm tôn lên kích thước to lớn của Shiveluch.

Theo Viện Nghiên cứu Smithsonian, Mỹ, núi lửa Shiveluch phun trào liên tục trong hơn một thập kỷ qua, bắt đầu kể từ năm 1999. NASA mô tả đây là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới.

Núi lửa Shiveluch có độ cao 3.283m, đường kính chân núi lửa khoảng 45 - 50km. Điểm cao nhất thuộc phần hoạt động của núi lửa được gọi là Young Shiveluch, nằm cách mực nước biển 2.800m. Khu dân cư gần nhất là Klyuchi, cách ngọn núi 50km.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Xuất hiện cơn bão mới trên biển đông, cơn bão Pakhar

Xuất hiện cơn bão mới trên biển đông, cơn bão Pakhar

Sáng sớm nay (25/08), ở vùng biển ngoài khơi phía Đông Nam đảo Lu-Dông (Philippines) hình thành một cơn bão có tên quốc tế là Pakhar.

Đăng ngày: 25/08/2017
Vỉa hè vỡ nát, ôtô chìm nghỉm trong siêu bão Hato ở Trung Quốc

Vỉa hè vỡ nát, ôtô chìm nghỉm trong siêu bão Hato ở Trung Quốc

Bão Hato, tức cơn bão số 6 của Việt Nam, đổ bộ các thành phố ven biển Đông Nam Trung Quốc làm 3 người chết, hàng chục người bị thương và tàn phá nghiêm trọng những nơi nó đi qua.

Đăng ngày: 24/08/2017
Bão số 6 suy yếu thành một vùng áp thấp, Bắc Bộ tiếp tục mưa lớn

Bão số 6 suy yếu thành một vùng áp thấp, Bắc Bộ tiếp tục mưa lớn

Dự báo trong 6 giờ tới, bão tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25km, đi sâu vào đất liền tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Đăng ngày: 24/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News