Núi lửa phun trào dữ dội như thế nào?
Khám phá sự dữ dội của những vụ phun trào dung nham núi lửa với các mức độ được phân định rõ rệt.
Trái Đất có một lịch sử địa chất được ghi nhận đầy khốc liệt với hàng loạt những cơn "giận dữ" của thiên nhiên. Vậy núi lửa phun trào dữ dội như thế nào?
Chỉ số bùng nổ núi lửa (VEI) được đánh giá dựa trên kích thước và mức độ phun trào Với thang điểm từ 0 đến 8
Chỉ số này đo mức độ phun trào của dung nham, đá và tro.
Mức VEI-0 thường là những dòng dung nham chảy ra thay vì bùng nổ. Ví dụ điển hình là núi lửa Kilauea ở Hawaii.
VEI-1: Những vụ phun trào nhỏ sẽ thường xuyên xảy ra. Núi lửa Stromboli ở Italy đã phun trào liên tục như vậy trong 2.000 năm qua.
VEI-2: Một vài vụ nổ nhỏ sẽ xảy ra mỗi tháng. Núi lửa Sinabung ở Indonesia phun trào ở mức này từ năm 2013
VEI-3: Cứ vài tháng lại xảy ra một vụ phun trào lớn. Núi lửa Lassen ở bắc California đã ở mức 3 từ năm 1915.
VEI-4: Mỗi năm lại diễn ra khác nhau. Năm 2010, Núi Eyjafjallajökull phun trào ở Iceland đã khiến hàng ngàn chuyến bay bị mắc kẹt.
VEI-5: Các vụ phun trào xảy ra vô cùng khốc liệt. Vụ phun trào của núi Vesuvius (79 sau Công nguyên) và St. Helens (1980) đều ở mức độ này.
VEI-6: Các vụ phun trào khổng lồ xảy ra 100 năm/lần. "Vụ nổ" Krakatoa năm 1883 là thảm họa tự nhiên khủng khiếp nhất ở mức độ 6.
VEI-7: Thảm họa cấp độ này xảy ra 1.000 năm/lần. Vụ phun trào của núi Tambora ở Indonesia năm 1815 là thảm họa mạnh nhất lịch sử hiện đại.
VEI-8: Thảm họa hủy diệt sẽ xảy ra 50.000 năm/lần. Siêu núi lửa Yellowstone Caldera sẽ đạt mức độ này nếu nó thức tỉnh và phun trào.