Núi lửa phun trào ở Indonesia, 6000 người sơ tán

Gần 6.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa trên đảo Sumatra của Indonesia, sau khi một ngọn núi lửa có đợt phun trào dữ đội vào cuối tuần qua, và tống lên bầu trời cột khói lớn trong hôm 16/9.

AFP dẫn lời quan chức địa phương cho hay, núi lửa Sinabung ở quận Karo thuộc tỉnh Bắc Sumatra đã phun trào vào rạng sáng 15/9, với đá bụi và tro nóng bao phủ xuống những ngôi làng gần đó.

"Số người đi sơ tán lên đến 5.956 người", phát ngôn viên Sutopo Purwo Nugroho của Cơ quan Thảm họa Quốc gia Indonesia nói và cho biết thêm, người dân sơ tán hầu hết thuộc sáu ngôi làng xung quanh cách ngọn núi lửa khoảng 3km.


Núi lửa Sinabung phun tro bụi lên bầu trời - (Ảnh: AFP)

Theo người đứng đầu cơ quan thảm họa của Bắc Sumatra Asren Nasution thì những người dân sơ tán hiện trú ẩn tại các nhà thờ, đền thờ Hồi giáo hay trong các trụ sở cơ quan nhà nước.

AFP dẫn lời Hendra Gunawan, một nhà nghiên cứu núi lửa cho biết vào hôm 16/9, ngọn núi lửa Sinabung vẫn còn phun ra những cột tro bụi nhưng cường độ thấp hơn vài ngày trước.

Được biết, núi lửa Sinabung ngủ yên trong gần 100 năm trước khi thức giấc phun trào mạnh mẽ vào tháng 8 và 9/2010 khiến 12.000 người phải sơ tán.

Theo AFP, đất nước vạn đảo Indonesia nằm trên "vành đai lửa" giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nơi các hoạt động địa chất diễn ra dữ dội với động đất và núi lửa phun trào liên tục xảy ra. Hiện nước này có hàng chục núi lửa đang hoạt động.

Hồi tháng trước, có sáu người tử vong và hàng ngàn người sơ tán khi ngọn núi lửa Rokatenda trên hòn đảo nhỏ Palue thuộc tỉnh Đông Nusa Tenggara phun trào.

Núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Indonesia là Merapi nằm trên đảo Java đã có đợt phun trào lớn khiến hơn 350 người thiệt mạng vào cuối tháng 10/2010.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 28/06/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 25/06/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 22/06/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 18/06/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 17/06/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 15/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News