Núi lửa "sát thủ" sắp tái xuất
Lần cuối cùng mà núi lửa đáng sợ nhất hành tinh phun trào là vào năm 1815, cướp đi sinh mạng của 90.000 người trong khu vực. Đồng thời, "Sát thủ" cũng chính là thủ phạm gây ra một mùa đông đầy bụi núi lửa, hủy diệt hoa màu và kéo theo nạn đói tồi tệ nhất thế kỷ 19. Tin xấu là nó có thể sắp hoạt động trở lại.
Tên chính thức của "Sát thủ" là Mount Tambora, một đỉnh núi lửa cao nằm trên đảo Sumbawa, Indonesia. Dù không phải là vụ phun trào núi lửa mạnh nhất trong lịch sử loài người, nhưng số lượng thương vong trực tiếp và gián tiếp vì Tambora lại lớn nhất.
Tháng 4/1815, toàn bộ sự sống trên đảo Sumbawa bị xóa sổ. Cây cối bị bật rễ và ném ra biển cùng với tro bụi, tạo nên một "mảng trôi" dài tới 3 dặm. Núi lửa phun trào cũng kéo theo sóng thần ập vào các hòn đảo gần đó. Số lượng thương vong trực tiếp và gián tiếp vì Tambora lớn nhất trong lịch sử.
Miệng núi lửa Mount Tambora
Tro tàn và bụi núi lửa bay lên, tạo thành một cột khói cao tới 43km, xuyên thẳng vào bầu khí quyển. Ánh sáng mặt trời bị chặn lại, khiến cho khí hậu toàn cầu bị thay đổi. Hàng loạt các thiên tai đã xảy ra sau đó trên suốt dọc Bắc bán cầu. Năm 1816 đã tuyệt nhiên không có mùa hè. Nhiệt độ lạnh khiến cho hoa màu và vật nuôi thi nhau chết. Nước Mỹ gặp cảnh đóng băng và mưa tuyết dày ngay giữa tháng 7.
Theo các chuyên gia, nhiều dấu hiệu cho thấy Mount Tambora đã sẵn sàng để hủy diệt lần nữa. Một loạt các vụ động đất gần đây đã làm chấn động hòn đảo Sumbawa. Cột bụi đã bắt đầu hình thành trên miệng núi lửa và ngày một "leo cao".
Nhà chức trách Indonesia đã phải sơ tán toàn bộ dân cư trong bán kính 2 dặm. Tuy nhiên, hầu hết người dân đều biết rất rõ câu chuyện khủng khiếp của năm 1815 nên họ di tản trước cả khi có lệnh từ Chính phủ. Ngay cả những cư dân sống ngoài vùng nguy hiểm cũng đã hoảng sợ sơ tán sang các khu vực khác.
Không ai dám chắc thảm kịch 1815 có lặp lại hay không. Nhà địa chất học Jelle de Boer nhận định, sự bùng nổ lớn như năm 1815 cần hàng trăm năm để tích tụ và những hoạt động gần đây của Tambora có thể là "sự tái sinh giai đoạn đầu" mà thôi.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
