Núi lửa sẽ phun nhiều hơn vì biến đổi khí hậu
Tình trạng ấm lên toàn cầu có thể làm tăng số lượng những sự kiện địa chất nguy hiểm như núi lửa, động đất và lở đất.
Núi lửa Eyjafjallajökull tại Iceland phun trào vào ngày 19/4. Ảnh: National Geographic.
Telegraph cho biết, trong một số bài báo đăng trên tạp chí Philosophical Transactions of the Royal Society A, các nhà khoa học của Đại học London cảnh báo những hiện tượng băng tan, mực nước biển dâng, bão mạnh và mưa lớn có thể tác động tới lớp vỏ trái đất. Những hiện thảm hoạ này có thể tăng lên cả về số lượng và mức độ do tình trạng ấm lên toàn cầu. Ngay cả một thay đổi nhỏ trong môi trường cũng có thể gây nên động đất hoặc sóng thần.
Giới khoa học đã tìm thấy bằng chứng về các hậu quả của biến đổi khí hậu đối với hoạt động địa chất ở nhiều nơi như bang Alaska của Mỹ.
Bill McGuire, một nhà nghiên cứu của Đại học London, nói khi nhiệt độ tăng, các tảng băng và sông băng tan chảy khiến lượng nước trong đại dương tăng.
Khi nước vẫn còn ở dạng băng, đất bên dưới băng chịu một lực đè nhất định. Nhưng nếu băng tan, mặt đất sẽ “bật” lên vì không phải chịu lực đè nữa. Ở những nơi như đảo Greenland và Nam Cực, đất chịu lực đè rất lớn vì độ dày của lớp băng lên tới hàng nghìn m. Trong trường hợp xấu nhất, nếu toàn bộ băng ở hai nơi đó tan chảy, đất sẽ bật lên rất mạnh và gây nên động đất.
Sự gia tăng số lượng các trận động đất có thể gây nên lở đất dưới đáy đại dương - một trong những hiện tượng dẫn tới sóng thần.
Khi các khối băng tan vỡ, chúng có thể tạo nên sóng thần đủ khả năng ập tới nhiều nơi như New Zealand, Canada và Chile. Sự suy giảm số lượng băng cũng kích thích hoạt động phun trào của núi lửa.
Do băng tan, khối lượng nước trong các đại dương trở nên lớn hơn và "bẻ cong" vỏ trái đất. Khi vỏ trái đất bị bẻ cong, dung nham sẽ trào lên và gây ra hoạt động núi lửa cũng như địa chấn ở các vùng bờ biển hoặc đảo.
Hoạt động núi lửa tăng lên cũng làm tăng số trận lở đất và gây nên nhiều tác động ở những nơi rất xa núi lửa. Chẳng hạn, đợt phun trào mới nhất của núi lửa tại Iceland khiến tro bụi bay khắp châu Âu và làm tê liệt hoạt động hàng không.
Giáo sư McGuire nói những thay đổi có thể xảy ra trong vài thập kỷ hoặc thế kỷ tới, nhưng không tới một nghìn năm. Thời điểm phụ thuộc vào nhiều nhân tố, như tốc độ dâng lên của nước biển.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...
