Núi lửa Shindake thức giấc, Nhật báo động cao nhất

Một ngọn núi lửa phía nam Nhật Bản hôm nay bất ngờ phun trào, gây báo động cấp cao nhất và khiến người dân phải sơ tán.

Nhật Bản báo động cấp cao nhất vì núi lửa phun trào

AP đưa tin núi lửa Shindake, nằm trên hòn đảo nhỏ Kuchinoerabu, phun trào vào khoảng 10h sáng nay (giờ địa phương), tỏa những cuộn khói đen ngùn ngụt lên bầu trời.


Núi lửa Shindake phun trào sáng nay. (Ảnh: pzfeed)

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã nâng mức cảnh báo núi lửa lên cấp 5, cấp cao nhất.

Nobuaki Hayashi, trưởng một ngôi làng trên đảo, cho hay khoảng 100 người dân đang có mặt tại một trung tâm sơ tán địa phương.

"Có một tiếng nổ rất lớn, sau đó là khói đen bốc lên, làm tối sầm cả bầu trời", ông nói. "Có mùi lưu huỳnh".

Hiện không ai bị thương dù dung nham, đất đá và khí nóng từ núi lửa đã tràn đến bờ tây bắc của hòn đảo. Giới chức đang dùng trực thăng để khảo sát và đánh giá thiệt hại.

Một con phà đang trên đường đến đảo để di tản người dân.

Hãng hàng không All Nippon Airways cho biết sẽ chuyển hướng một số chuyến bay đến quần đảo Okinawa và Đông Nam Á để đề phòng, nhưng không có kế hoạch hủy chuyến.

Khoảng 140 người đang sinh sống trên đảo Kuchinoerabu, thuộc quần đảo Ryukyu, cách đảo lớn Kyushu 80 km về phía về tây nam. Du lịch và ngư nghiệp là những hoạt động chính trên hòn đảo có phần lớn diện tích là đồi núi và rừng này.

Nhật Bản, quốc gia nằm trên đỉnh của Vành đai Lửa Thái Bình Dương, có hàng chục núi lửa và thường xuyên hứng chịu các trận động đất.

Núi lửa Shindake từng phun trào vào tháng 8 năm ngoái, lần đầu tiên kể từ năm 1980.


Vị trí đảo Kuchinoerabu (tam giác màu đỏ). (Đồ họa: flutrackers)

Giới chức gần đây phải đóng cửa một phần của khu suối nước nóng nổi tiếng gần Tokyo vì lo ngại núi lửa Hakone phun trào. Tháng 9 năm ngoái, núi lửa Ontake ở miền trung Nhật Bản cũng thức giấc, làm 57 người thiệt mạng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News