Nước bắn tung toé từ thân cây như vòi mở van tại Ấn Độ gây sốt mạng xã hội
Cây này có thể phun từ 4-6 lít nước một lần mới dừng lại.
Tự nhiên luôn ẩn chứa những điều kỳ bí mà chúng ta đôi khi không giải thích được. Mới đây nhất, tờ The Time of India đã đưa tin về hình ảnh một cây cổ thụ với lớp vỏ xù xì, chỉ sau vài nhát chặt vào thân cây đã ồ ạt phun những tia nước không khác gì vòi nước ở nhà chúng ta được vặn mở, khiến nhiều người xem vô cùng kinh ngạc.
Chủ nhân của video vừa gây xôn xao MXH qua là ông Digvijay Singh Khati, một nhân viên đã nghỉ hưu của phòng Dịch vụ Lâm nghiệp Ấn Độ (IFS) được cho là quay lại cảnh tượng trên ở một khu rừng rụng lá khô và ẩm miền nam nước này. Trong video, ông dùng liềm để tạo ra một vết chặt nhỏ trên thân cây, khiến loại nước màu vàng cam và gần như không có vị gì từ đó bắn ra.
Ông này còn chia sẻ rằng, đây là nguồn nước uống quen thuộc của dân đi rừng Ấn Độ nếu lỡ trong trường hợp bị mắc kẹt. Thú vị hơn, họ tin rằng nước này sẽ giúp chữa được chứng đau dạ dày.
Theo đó qua tìm hiểu, loại cây này có tên khoa học là Terminalia elliptica, thuộc chi chiêu liêu, là một chi chứa khoảng 100-190 loài cây gỗ lớn trong họ Trâm bầu, phân bổ trong khu vực nhiệt đới, lá cây chỉ mọc trên đỉnh. Terminalia elliptica có nguồn gốc ở miền nam và đông nam châu Á, dễ tìm thấy ở Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Terminalia elliptica có khả năng trữ nước trong mùa khô và được bao bọc bởi lớp vỏ có khả năng chống lửa. Hiện tại, chưa báo cáo khoa học nào giải thích được cơ chế sinh học trên của loài cây này vì chỉ khoảng 5-10% trong số chúng có đặc tính như vậy.
Một người dùng MXH tò mò đã để lại câu hỏi mà nhiều người có lẽ cũng có chung thắc mắc: "Thưa ông, cảm ơn vì đã chia sẻ hiện tượng sinh học độc đáo này, xin vui lòng cho tôi hỏi cách chúng ngưng việc phun nước quá lâu dẫn đến mất nước rồi chết cây".
Ông Khati ngay lập tức đáp lại câu hỏi trên: "Nó sẽ phun liên tục từ 4 đến 6 lít nước rồi dừng lại, hơn thế nữa nước phun ra không chứa nhiều dưỡng chất vì thế sẽ không ảnh hưởng xấu đến sự sống của Terminalia elliptica".

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết
Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn...

Bọ ngựa
Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực
Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.
