Nước biển… 20.000 năm tuổi vẫn tồn tại đến tận ngày nay
20.000 trước, cuộc sống trên Trái Đất mát mẻ hơn rất nhiều. Đó là phần cuối của kỷ Băng hà 100.000 năm.
Các nhà khoa học đã từng nghiên cứu giai đoạn này trong lịch sử Trái Đất bằng cách nhìn vào những thứ như hóa thạch san hô và trầm tích đáy biển, nhưng giờ đây, một nhóm các nhà nghiên cứu có thể đã tìm thấy một căn cứ mới giúp làm rõ hơn. Đó là một mẫu nước biển có niên đại khó tin đã “20.000 năm tuổi”, được lấy từ một khối đá cổ từ Ấn Độ Dương.
Các nhà khoa học vừa tìm ra nước biển có niên đại 20.000 năm.
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này đại diện cho tàn dư trực tiếp đầu tiên của đại dương khi nó xuất hiện trong kỷ Băng hà cuối cùng của Trái Đất.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mẫu nước vô cùng quý hiếm trong khi khoan các lõi trầm tích ra khỏi các mỏ đá vôi dưới nước tạo nên quần đảo Maldives ở Nam Á.
Sau khi kéo ra được từng lõi, nhóm nghiên cứu đã cắt đá như một ống bột và đặt các miếng vào máy ép thủy lực để ép bất kỳ hơi ẩm nào còn sót lại ra khỏi.
Khi các nhà nghiên cứu kiểm tra thành phần của các mẫu nước ép trên tàu, họ đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng nước cực kỳ mặn. Thậm chí mặn hơn nhiều so với nước biển Ấn Độ Dương ngày nay.
Họ đã thực hiện nhiều thử nghiệm trên đất liền để xem xét các nguyên tố và đồng vị cụ thể tạo nên nước và tất cả các kết quả dường như không phù hợp trong đại dương hiện đại.
Trên thực tế, tất cả mọi thứ về các mẫu nước này đều chỉ ra rằng chúng đến từ thời đại dương mặn hơn, lạnh hơn và được khử trùng bằng clo nhiều hơn.
"Từ tất cả các chỉ dẫn, có vẻ khá rõ ràng chúng ta hiện có một mảnh ghép thực sự của đại dương 20.000 năm tuổi", tác giả nghiên cứu chính Clara Blättler đến từ Đại học Chicago cho biết.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.
