Nước biển dâng cao khiến loài rồng Komodo quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
Rồng Komodo, loài thằn lằn lớn nhất thế giới, đang bị đe dọa tuyệt chủng khi mực nước dâng cao do khủng hoảng khí hậu thu hẹp môi trường sống của chúng.
Theo The Guardian, là loài đặc hữu của một số hòn đảo ở Indonesia, rồng Komodo sống ở bìa rừng hoặc trong thảo nguyên trống, hiếm khi mạo hiểm di chuyển lên độ cao hơn 700 mét so với mực nước biển. Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), mực nước dâng cao sẽ ảnh hưởng đến 30% môi trường sống của rồng Komodo trong 45 năm tới.
Bản đánh giá về mức độ ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu đối với loài thằn lằn khổng lồ này của IUNC đã kết luận "cần có các hành động bảo tồn khẩn cấp để tránh nguy cơ tuyệt chủng" cho chúng.
Hình ảnh hiếm hoi cho thấy rồng Komodo đánh nhau trong công viên quốc gia Komodo, Indonesia.
Ngoài việc không thể di chuyển lên vùng đất cao hơn, môi trường sống của rồng Komodo ngày càng trở nên bị chia cắt bởi hoạt động của con người, điều này khiến các quần thể rồng Komodo kém khỏe mạnh về mặt di truyền và dễ bị tổn thương hơn. Phạm vi sinh sống của chúng trên đảo Flores ở đông nam Indonesia được cho là đã bị thu hẹp hơn 40% từ năm 1970 đến năm 2000.
“Vì sức ép của con người, rừng đang dần bị chặt phá và biến mất, đồng thời thảo nguyên bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn và suy thoái. Môi trường sống của chúng cũng đang bị thu hẹp lại do mực nước biển dâng cao. Đó là lý do tại sao loài động vật này thực sự đang bị đe dọa", Gerardo Garcia, người phụ trách động vật có xương sống và không xương sống tại Vườn thú Chester cho biết.
Người châu Âu chỉ phát hiện ra rồng Komodo vào đầu thế kỷ 20 và ngay lập tức bị mê hoặc bởi loài vật này. Dài tới 3 mét và nặng hơn 150kg, rồng Komodo chủ yếu ăn lợn rừng, hươu, nai, trâu và dơi ăn quả sống trên cây ngập mặn thấp. Khi chúng tấn công, nước bọt có nọc độc của chúng làm cho huyết áp của con mồi giảm đột ngột và ngăn chặn quá trình đông máu, khiến con mồi bị sốc. Bất chấp sự nguy hiểm của chúng, chúng ta vẫn biết rất ít về loài thằn lằn khổng lồ này vì chúng rất nhút nhát.
"Đó là loài bò sát có sức lôi cuốn nhất trên hành tinh”, ông Garcia nói thêm.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành
Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.
