Nước bọt loài dơi hút máu có tác dụng điều hòa huyết áp

Theo nhóm khoa học quốc tế, trong nước bọt loài dơi Diphylla ecaudata có một loại peptide mới với tác dụng điều hòa huyết áp, có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong việc điều trị chứng tăng huyết áp, suy tim, bệnh thận và bỏng.

Theo tạp chí Toxins, loài dơi hút máu có thể là chìa khóa để điều trị một số bệnh nghiêm trọng. Những con dơi thuộc phân họ Desmodontinae sống ở Trung Mỹ và Nam Mỹ chuyên hút máu tươi của động vật có vú và chim. Chúng săn mồi vào ban đêm, cắn thủng da những con vật đang ngủ. Nhờ các chất có trong nước bọt của những con dơi này mà vết cắn của chúng không gây đau đớn và nạn nhân không bị đánh thức.

Nước bọt loài dơi hút máu có tác dụng điều hòa huyết áp
Loài dơi Diphylla ecaudata - (Ảnh: Wikipedia Commons).

Một nhóm khoa học quốc tế, do các nhà khoa học Úc đến từ Đại học Queensland dẫn đầu, đã phát hiện ra trong nước bọt loài dơi Diphylla ecaudata một loại peptide mới, có tác dụng điều hòa huyết áp. Theo Bryan Fry, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu, những peptide này có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong việc điều trị tăng huyết áp, suy tim, bệnh thận và bỏng.

Các peptide từ nước bọt của loài dơi Diphylla ecaudata có khả năng ngăn chặn sự hình thành huyết khối hoặc thậm chí làm tan cục máu đông đã hình thành, ngăn chặn sự chảy máu. Trong tự nhiên, các peptide đó giúp dơi hút máu động vật và các bác sĩ có thể sử dụng các chất đó trong điều trị một số rối loạn đặc trưng do tăng huyết áp trong các mạch máu nhỏ, để cải thiện cung cấp máu cho các mô bị tổn thương hoặc các mô cấy ghép, chẳng hạn như trong các ca phẫu thuật ghép da. Tuy nhiên, cho đến nay các nhà khoa học không thể hoàn thành công việc nghiên cứu của họ vì những kẻ buôn bán ma túy ở Mexico.

Theo Brian Fry, nhóm khoa học đã phải đối mặt với khó khăn đáng kể. Các khu vực của Mexico, nơi loài dơi Diphylla ecaudata sống thành những đàn đông đúc lại do những kẻ buôn bán ma túy kiểm soát, vì vậy, làm việc ở đó rất nguy hiểm. Bây giờ nhóm của Brian Fry đang tìm kiếm địa điểm mới để nghiên cứu dơi trong tự nhiên. Các nhà khoa học có thể sẽ đến Costa Rica để thực hiện công việc này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phương pháp mới khiến gà đẻ trứng chứa thành phần chống ung thư

Phương pháp mới khiến gà đẻ trứng chứa thành phần chống ung thư

Đài BBC (Anh) đưa tin hình thức chỉnh sửa gene gà để sản sinh trứng chứa thành phần chống ung thư này tiết kiệm chi phí hơn 100 lần so với sản xuất trong nhà máy.

Đăng ngày: 29/01/2019
Tìm hiểu hiện tượng

Tìm hiểu hiện tượng "giả chết" trong thế giới động vật

Từ vượn cáo, thạch sùng, kiến đến các loài lưỡng cư, gà, thậm chí cá mập,... hàng trăm loài vật dùng cách giả chết để thoát thân.

Đăng ngày: 27/01/2019
Mèo dài nhất thế giới

Mèo dài nhất thế giới

Chú mèo Maine Coon (2 tuổi) tên Barivel ở thị trấn Vigevano (tỉnh Pavia, miền bắc Ý) đã trở thành mèo dài nhất thế giới, theo Hãng UPI.

Đăng ngày: 26/01/2019
Chuột có khả năng chẩn đoán bệnh lao

Chuột có khả năng chẩn đoán bệnh lao

Trong khi kỹ thuật viên phòng thí nghiệm phải cần 4 ngày để phát hiện bệnh lao thì 1 con chuột được huấn luyện có thể kiểm tra 100 mẫu vật trong 20 phút và chi phí không quá 0,2 USD.

Đăng ngày: 25/01/2019
Tinh tinh bắt chước nhân viên vệ sinh, tự quét dọn chuồng bằng chổi

Tinh tinh bắt chước nhân viên vệ sinh, tự quét dọn chuồng bằng chổi

Một con tinh tinh bắt chước các nhân viên vệ sinh, tự mình dùng chổi quét dọn chuồng ở sở thú.

Đăng ngày: 24/01/2019
Phát hiện thằn lằn lưỡi xanh hai đầu ở Australia

Phát hiện thằn lằn lưỡi xanh hai đầu ở Australia

Một con thằn lằn lưỡi xanh hai đầu cực kỳ quý hiếm đã được trao cho Công viên bò sát Australia chăm sóc.

Đăng ngày: 23/01/2019
Bí mật của chiếc đuôi công

Bí mật của chiếc đuôi công

Nghe thì có vẻ không thuyết phục, bởi chiếc đuôi xòe càng to thì sẽ càng thu hút sự chú ý của các loài động vật khác, đặc biệt là với những kẻ đi săn như báo, linh cẩu, hổ.

Đăng ngày: 23/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News