Nước Nga ngày càng rộng
Diện tích của quốc gia rộng nhất hành tinh tiếp tục tăng lên nhờ động đất và những đợt phun trào núi lửa ở khu vực Viễn đông.
![]() |
Một trận động đất trên đảo Sakhalin vào năm 2007 khiến diện tích đảo tăng thêm gần 3 km2. Ảnh: Telegraph. |
Boris Levin, giám đốc Viện Địa chất biển và Địa vật lý Nga, khẳng định nước này có thêm gần 4,5 km2 đất nhờ một trận động đất trên đảo Sakhalin vào năm 2007 và những đợt phun trào núi lửa trên Matua – một hòn đảo không người ở nằm ở phía bắc Nhật Bản.
Theo nghiên cứu của Viện Địa chất biển và Địa vật lý Nga, trận động đất gần đây trên đảo Sakhalin khiến một phần đáy biển nhô cao và trở thành đất liền.
“Khu vực đất liền mới trên đảo Sakhalin có diện tích gần 3 km2. Một vùng đất mới khác có diện tích 1,5 km2 xuất hiện trên đảo Matua sau khi ngọn núi lửa Sarychev phun trào dữ dội từ tháng 6 năm nay. Các chuyên gia địa chất đã tới đảo và đo diện tích của nó”, Telegraph trích lời ông Levin phát biểu trên kênh truyền hình Vesti-24 của Nga.
Sakhalin (màu vàng) là đảo lớn nhất của Nga. Ảnh: geography.about.com.
Sarychev là một trong những ngọn núi lửa thường xuyên hoạt động nhất trên đảo Matua thuộc quần đảo mà Nga gọi là Kuril (nằm giữa đảo Hokkaido của Nhật Bản và bán đảo Kamchatka của Nga).
Tiến sĩ Sue Loughlin, một chuyên gia của Cục Địa lý Anh, nói rằng quần đảo Kuril chủ yếu được tạo nên bởi nham thạch nguội từ núi lửa.
“Hoạt động núi lửa khiến diện tích đất của đảo tăng nhờ những dòng nham thạch. Khi nham thạch chảy, bùn và các dạng vật chất khác núi lửa bám chặt vào những sườn dốc của đảo”, bà giải thích.
Giáo sư David Pyle, một nhà nghiên cứu thuộc khoa Khoa học Trái đất, Đại học Oxford (Anh), giải thích cách thức mà hiện tượng phun trào núi lửa có thể tạo ra vùng đất mới.
“Một cột khói bụi khổng lồ xuất hiện trong bầu khí quyển sau khi núi lửa Sarychev hoạt động vào ngày 12/6/2009. Nó lớn đến nỗi các nhà du hành vũ trụ trên Trạm không gian quốc tế có thể nhìn thấy. Rất có thể đá bọt, đất, nham thạch nguội và tro bụi từ núi lửa đã làm tăng diện tích đất liền”, ông nói.
![]() |
Núi lửa Sarychev trên đảo Matua phun trào vào ngày 12/6. Cột khói bụi mà nó tạo ra lớn đến nỗi người ta có thể quan sát nó từ vũ trụ. Sau đó diện tích đảo Matua tăng thêm 1,5 km2. Ảnh: NASA. |
Pyle nói thêm rằng các hệ sinh thái sẽ nhanh chóng phát triển trên những vùng đất mới.
“Những dạng vật chất từ núi lửa rất màu mỡ nên thực vật sẽ sinh sôi nhanh chóng”, ông khẳng định.
Theo Pyle thì do đảo Matua quá xa nên giới khoa học không thể biết chính xác nó đã phun trào bao nhiêu lần.
“Nhưng có lẽ nó đã phun trào ít nhất 10 lần trong thế kỷ trước”, ông nhận xét.
Sakhalin là đảo lớn nhất của Nga. Rừng bao phủ toàn bộ đảo và núi chiếm 2/3 diện tích. Vào đầu thế kỷ 20, khoảng 32.000 người Nga – trong đó có 22.000 tù nhân – tới đảo để sống cùng vài nghìn người bản địa. Ngày nay dân số của Sakhalin xấp xỉ 546.700 người.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
