Nước ngầm Hà Nội "nhiễm thạch tín" lên báo nước ngoài

Thạch tín (Asenic) đã thâm nhập vào nước ngầm vốn được sử dụng làm nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người Hà Nội, AFP dẫn nghiên cứu khoa học cho biết và cảnh báo, hiện tượng này còn xảy ra ở những nơi khác.

AFP dẫn nghiên cứu công bố trên Nature cho biết, nhóm khoa học thực hiện nhiều thử nghiệm quanh làng Vạn Phúc, Hà Đông, cách 10km về phía đông nam trung tâm Hà Nội. Tại đây, các chuyên gia đã đo mẫu nước lấy từ các giếng nhà hộ dân ở khoảng 40m, và thấy nồng độ nhiễm thạch tín khá cao.

Phía tây làng Vạn Phúc, các giếng nước có nồng độ thạch tín dưới 10 microgram trong một lít nước, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Còn ở phía đông của làng, nồng độ thạch tín cao gấp 10 đến 50 lần.

Từ cuộc điều tra, nhóm khoa học nhận định, ở Vạn Phúc có hai tầng nước. Một tầng nằm trong lớp trầm tích từ khoảng 5.000 năm và nhiễm thạch tín cao. Một tầng nước an toàn khác có khoảng 12.000 năm tuổi. Nhu cầu sử dụng nước của Hà Nội ngày càng tăng cao dẫn đến tầng nước an toàn này bị khai thác quá mức khiến nước từ tầng nhiễm thạch tín và từ sông Hồng chảy vào.


Nhiều hộ dân ở Hà Nội đang sử dụng nước nhiễm thạch tín. (Ảnh minh họa: Hoàng Hà)

Theo nhóm nghiên cứu nước nhiễm thạch tín đã tăng khoảng 120 \m vào tầng nước an toàn. "Cũng may là nó không lan nhanh như chúng tôi lo sợ", giáo sư Alexander van Geen, tại ĐH Columbia ở New York (Mỹ) nói.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, người Hà Nội không nên quá lo về sức khỏe bởi nước ngầm trước khi đến từng hộ gia đình đã qua xử lý. Điều các nhà khoa học lo lắng là những hộ dân sử dụng nước sinh hoạt từ các giếng nhiễm độc.

Bà Phạm Thị Kim Trang (Trung tâm Công nghệ môi trường và Phát triển bền vững, ĐH Quốc gia Hà Nội), thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, đã có một số chương trình hỗ trợ khu vực Vạn Phúc khắc phục hiện trạng trên. "Tuy nhiên nếu mọi người trong thành phố tiếp tục khai thác nước ngầm nhiều, thì thời gian tới, vấn đề thạch tín sẽ trở nên nghiêm trọng hơn", AFP dẫn lời bà Trang nói trong thông cáo báo chí.

Bà Trang cũng lưu ý rằng, việc mở rộng để phát triển các vùng ngoại ô thành phố khiến nhiều người đào giếng và sử dụng nước chưa qua xử lý.

Năm ngoái, giáo sư Trần Hồng Côn (khoa Hóa học, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) cùng các đồng nghiệp công bố "bản đồ" mức độ nhiễm thạch tín trong nước ngầm và nước sinh hoạt Hà Nội từ năm 1998. Kết quả cho thấy, khoảng 30% số điểm giếng khảo sát có mức độ nhiễm thạch tín trên 0,05mg/lít, 50% mẫu nước vượt trên ngưỡng cho phép 0,01mg/lít.

Đối với nước cấp, tức là nước ngầm đã qua xử lý tại các nhà máy nước, sau khi lấy hàng nghìn mẫu từ các nhà máy Hạ Đình, Pháp Vân, Yên Phụ, xét nghiệm đều có lượng asen vượt mức cho phép tương đối rõ, cao hơn tỷ lệ 0,01mg/lít.

Giới chuyên gia cảnh báo, thạch tín ở nồng độ cao có thể gây ra các chứng bệnh về tim mạch, gan, thận cũng như ung thư.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News